Trầm cảm mạng xã hội, trầm cảm truyền thông xã hội là gì?
Điều trị trầm cảm mùa Hè có dễ?
Bạn có dấu hiệu trầm cảm mùa Hè?
Các triệu chứng thể chất của bệnh trầm cảm
Yếu tố đáng ngạc nhiên làm tăng nguy cơ trầm cảm
Theo Wikipedia, truyền thông xã hội (social media) là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, do đó các tin tức có thể chia sẻ, và lưu truyền nhanh chóng và có tính cách đối thoại vì có thể cho ý kiến hoặc thảo luận với nhau. Những thể hiện của truyền thông xã hội có thể là dưới hình thức của các mạng xã hội giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Twitter…) hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (Scribd chia sẻ tài liệu, Flickr chia sẻ ảnh, YouTube chia sẻ video…).
Từ năm 2013 - 2016, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trên thế giới đã tăng 18%. Trung bình, mỗi người hiện đại dành khoảng 2 giờ mỗi ngày cho truyền thông xã hội. Hãy tưởng tượng sẽ có bao nhiêu sự khác biệt trong cuộc sống nếu bạn dành 2 giờ sử dụng truyền thông xã hội để tập thể dục mỗi ngày? Sự khác biệt sẽ là một số thay đổi đáng kể. Vì vậy, những ảnh hưởng của việc sử dụng truyền thông xã hội nên được tìm hiểu nghiêm túc.
Rõ ràng, cảm xúc của người dùng truyền thông xã hội là thật. Đây là lý do tại sao một số người đã tạo ra thuật ngữ “trầm cảm truyền thông xã hội” (social media depression) để mô tả không chính thức những suy nghĩ tiêu cực liên quan đến việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.
Mặc dù thuật ngữ này chưa thể định nghĩa chính xác hay chẩn đoán trầm cảm, nhưng nó cũng đã phần nào nói lên được những ảnh hưởng tiêu cực khi sử dụng truyền thông xã hội.
Truyền thông xã hội gây nghiện là điều không thể chối cãi. Chúng thể hiện rõ ràng nhất ở việc bạn đã dành bao nhiêu thời gian vào nó. Các chuyên gia sức khỏe cho hay, trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng nhạy cảm với các phương tiện truyền thông hơn cả.
Giả sử như hội chứng sợ bị bỏ rơi FOMO (Fear of missing out) ở cộng đồng sử dụng Facebook, Instagram hay Twitter. Hội chứng sợ bị bỏ rơi FOMO là cảm giác lo lắng khi không được tham gia một sự kiện nào đó, được khởi bát từ việc nhìn thấy những bài đăng (kèm hình ảnh) xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Đó là cảm giác thường gặp phải khi bạn bè của bạn đang check-in ở một nơi nào đó mà không rủ bạn và nhiều hơn nữa. FOMO đã trở thành một biểu hiện quen thuộc và đã được thêm vào Từ điển Tiếng Anh Oxford năm 2013.
Bình luận của bạn