- Chuyên đề:
- Suy nhược thần kinh
Những triệu chứng thể chất của trầm cảm và cách đối phó
Probiotic và tác dụng cải thiện triệu chứng trầm cảm
Chế độ ăn ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm như thế nào?
Yếu tố đáng ngạc nhiên làm tăng nguy cơ trầm cảm
Câu chuyện một bà mẹ bỉm sữa bị trầm cảm sau sinh chỉ vì… rạn da
Đau nhức cơ
Trầm cảm có thể gây đau nhức khắp cơ thể. Có mối liên hệ này bởi trầm cảm và đau có chung đường dẫn thần kinh trong tủy sống, cùng chia sẻ các hóa chất trong não bộ. Các triệu chứng đau nhức cơ do trầm cảm có thể giảm bớt bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh. Nên tham vấn ý kiến các bác sỹ để giảm đau một cách hiệu quả hơn.
Cortisol – một hormone stress có thể tăng lên khi bạn cảm thấy không khỏe, đặt cơ thể vào trạng thái “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (cơ chế sinh lý của cơ thể cho phép con người và động vật huy động một lượng lớn năng lượng một cách đột ngột để đối phó với những mối đe dọa tới sự sinh tồn). Khi điều này xảy ra, máu hướng ra khỏi cơ quan tiêu hóa, do nó không tham gia vào phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Theo thời gian, điều này gây ra các vấn đề tiêu hóa. Sự thèm ăn cũng thay đổi khi bạn bị trầm cảm, có thể do bệnh tật hoặc các phản ứng phụ của thuốc men.
Bạn cần cố gắng và tiếp tục ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc vì giấc ngủ cũng tạo ra những khác biệt rất lớn - giúp cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu bạn thực sự phải vật lộn với các vấn đề tiêu hóa, hãy thử sang những loại thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Việc luyện tập nhẹ nhàng cũng rất có lợi cho điều này, giúp giảm lo âu, giảm nồng độ cortisol trong cơ thể, từ đó làm cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Dù còn rất nhiều nghiên cứu cần được tiến hành để biết chính xác mối liên hệ này là gì, nhưng căng thẳng và sự thay đổi hormone có thể liên quan đến bệnh tim mạch. Để giảm bớt những rủi ro này, bạn cần chú ý chăm sóc bản thân, tránh hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn uống cân bằng và luyện tập nếu có thể.
Hệ miễn dịch
Trầm cảm có thể làm suy yếu các bộ phận của hệ miễn dịch và khiến bạn dễ mắc bệnh. Sự cô lập của xã hội và cảm giác cô đơn do trầm cảm cũng làm giảm sức đề kháng của bạn. Bạn hãy ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, vệ sinh tốt để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Di chuyển và nói năng chậm chạp
Khi bị trầm cảm, bạn thường cảm thấy rất mệt mỏi và nặng nề. Dường như bộ não bạn vận hành chậm lại và bạn gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin. Nó cũng có thể khiến bạn đi lại và nói năng chậm chạp hơn so với thường lệ.
Mệt mỏi cơ bắp
Trầm cảm có thể gây mệt mỏi khắp cơ thể, khiến năng lượng suy giảm và các cơ yếu đi. Nó cũng có thể tác động đến chế độ ăn uống, làm các cơ suy yếu. Thêm vào đó, kiệt sức đi kèm với trầm cảm cũng có thể khiến chúng ta lười đi lại và di chuyển hơn. Nếu bạn lười vận động, tình hình sẽ ngày một xấu đi. Bạn sẽ khó đi bộ xa hoặc tập thể dục mà không bị đau cơ.
Trầm cảm có thể gây mệt mỏi cơ bắp
Tập thể dục không phải lúc nào cũng dễ dàng khi bạn bị trầm cảm, đặc biệt là khi bạn cảm thấy kiệt sức, và cố gắng quá nhiều còn làm tăng nồng độ cortisol. Tuy nhiên, những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ ngắn hoặc tập yoga có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Thay đổi cân nặng
Trầm cảm có thể làm giảm sự thèm ăn, khiến bạn giảm cân. Nó cũng có thể làm tăng sự thèm ăn, khiến bạn có xu hướng ăn quá mức và tăng cân. Thêm vào đó, sự mệt mỏi và thay đổi tâm trạng cũng làm giảm hứng thú nấu nướng, làm bạn có xu hướng lựa chọn đồ ăn sẵn nhiều hơn, điều này cũng có thể tác động đến cân nặng.
Ăn uống cân bằng có thể giúp điều chỉnh tâm trạng. Vì vậy, bạn nên chú ý ăn uống hợp lý, ăn đủ các nhóm thực phẩm khác nhau.
Các triệu chứng thể chất khác
Trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm nồng độ glucose trong máu, mật độ xương, chu kỳ kinh nguyệt, ham muốn tình dục và giấc ngủ. Thêm vào đó, bất cứ loại thuốc nào mà bạn uống cũng có thể gây phản ứng phụ về thể chất. Nếu gặp các triệu chứng kể trên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ. Họ sẽ giúp bạn quản lý cơn đau và các triệu chứng khó chịu này.
Thấu hiểu được những thể chất của bệnh trầm cảm sẽ giúp chúng ta có biện pháp chữa bệnh tốt nhất. Hiện nay, vẫn có hàng loạt phương pháp chữa trị bệnh trầm cảm, bao gồm: Tập luyện thể dục thể thao, liệu pháp nhận thức hành vi, sử dụng thuốc men…
Hoài Thương H+ (Theo Huffingtonpost.co.uk)
Thực phẩm chức năng Kim Thần Khang có thành phần chính là cao hợp hoan bì, kết hợp với cao táo nhân, cao hồng táo, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim… Sản phẩm giúp dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh; Cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, trầm cảm, lo âu, stress, bồn chồn; Giúp tăng cường sức khỏe thần kinh trong hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh; Cải thiện sức khỏe của cơ thể, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, trầm cảm, khó tập trung và suy nhược thần kinh.
Thực phẩm chức năng Kim Thần Khang được dùng cho những người bị suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, đau nhức mình mẩy, bồn chồn, đánh trống ngực.
Nên uống sản phẩm trước bữa ăn 30 phút, sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt.
XNQC: 1198/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn