Bé 10 tháng tuổi đột tử vì vừa ngủ vừa bú bình

Trẻ vừa ngủ vừa bú bình sẽ có nguy cơ trào ngược thực quản gây nguy hiểm

Kỳ lạ với bé 3 ngày tuổi tự bú bình

Phòng sâu răng do bú bình

Trẻ bú bình dễ bị tắc nghẽn tiêu hóa

Cứu bé 10 tháng bị biến chứng sởi nhanh hiếm gặp

Cháu bé 10 tháng tuổi chết tức tưởi: Người nhà bảo có, bệnh viện nói không

Tử vong sau khi nằm bú bình

Tin từ Infonet, bé gái  xấu số 10 tháng tuổi này ở Hoàng Mai (Hà Nội), được đưa vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu vào lúc 10h15’ sáng 17/3.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, em bé được đưa vào viện trong tình trạng toàn thân tím tái, ngưng thở, tim ngừng đập. Dù đã được các bác sĩ nỗ lực bằng mọi cách để cứu nhưng vẫn không qua khỏi.

Qua tìm hiểu người nhà bệnh nhi được biết, khoảng 5h sáng ngày 17/3, mẹ bé cho bé bú hết bình sữa theo cữ hàng ngày. Mẹ bé cho bé nằm bú và vừa ngủ vừa bú bình. Sau khi bú hết bình sữa em bé được đặt nằm ngủ tiếp một mình (không có người lớn trong phòng) còn người mẹ dậy đi chuẩn bị nấu cháo và đồ ăn sáng cho cả nhà.

Vài giờ sau, người mẹ quay lại định đánh thức con dậy ăn cháo thì phát hiện toàn thân bé tím tái, khó thở. Gia đình vội gọi taxi đưa bé vào cấp cứu tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai.

Hội chứng trào ngược trong khi ngủ

Bác sĩ Thành Nam cho biết, “Có khả năng bé bị đột tử do hội chứng trào ngược trong khi nằm ngủ. Đây là bệnh lý có thể gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trường hợp bệnh nhi này, người nhà phát hiện muộn (khi người mẹ vào toàn thân bé đã tím tái), quãng đường từ nhà đến bệnh viện không gần nên khi đưa vào viện bé đã bị ngừng thở, ngừng tim, không thể cứu được”.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều trẻ nhỏ gặp phải hội chứng trào ngược (hay còn gọi nôn trớ) trong những tháng đầu đời, nhưng đa số tự khỏi ở thời điểm 1 tuổi.  Nguyên nhân là do, sau khi nuốt, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống thực quản trước khi vào dạ dày, ở điểm nối thực quản và dạ dày có một số cấu trúc đặc biệt làm thực quản “đóng lại”. Việc này giúp thức ăn không bị “dội ngược” trở lên khi dạ dày co bóp, tuy nhiên ở trẻ nhỏ quá trình này chưa được ổn định. Trong tình huống này, trẻ rất dễ bị sặc, nguy hiểm đến tính mạng nếu cha mẹ không chú ý kịp thời. 

Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy ước tính có hơn 50% trẻ khỏe mạnh có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản sinh lý trong 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần. 

Không nên cho trẻ nằm bú

1. Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, các chuyên gia khuyến cáo, đối với trẻ còn đang bú mẹ nên cho bú vú trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú vú bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược.
2. Đối với trẻ bú bình cha mẹ luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa. Khi cho bú, không nên để bé quấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày.
3. Sau khi bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao. Lưu ý các bà mẹ không nên để trẻ nằm bú vì tư thế này khiến trẻ rất dễ bị sặc và trớ sữa. Sau khi bé bú xong, không nên đặt bé nằm ngay, cũng không đùa giỡn, tâng bồng lên xuống.
"Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên chăm sóc, theo dõi trẻ chu đáo không nên để trẻ ngủ một mình, cho trẻ nằm tư thế đầu cao hơn người 30 độ” – BS Nam nhấn mạnh.

Hiệp Nguyễn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội