Theo nhóm tác giả, họ đã căn cứ vào giấy khai sinh và dữ liệu xuất viện của những trẻ sinh tại bang Washington trong thời gian từ 2003-2009 để thực hiện nghiên cứu trên và phát hiện 714 trẻ bị HPS phải phẫu thuật HPS.
Họ nhận thấy khi tỉ lệ trẻ bú mẹ tăng từ 80% trong năm 2003 lên 94% trong năm 2009, số ca bị HPS giảm từ 14/1.000 trẻ xuống còn 9/1.000 trẻ.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện có khoảng 19,5% trẻ bú bình bị HPS, trong khi tỉ lệ này ở trẻ bú mẹ chỉ có 9%; và nguy cơ bị HPS của trẻ càng tăng khi người mẹ trên 35 tuổi đã từng sinh con.
Nghiên cứu này được cho có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả HPS.
HPS là một dạng bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa do lớp cơ môn vị (phần nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non) tăng sinh phì đại dày lên làm lòng môn vị bị hẹp lại, khiến thức ăn từ dạ dày không qua được để xuống ruột. Trẻ bị HPS có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời do suy kiệt và mất nước điện giải.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là trẻ nôn ói sau bú khoảng 1-2giờ và tần suất ói tăng dần ngày càng nhiều theo thời gian. Các bác sĩ cho biết cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có khoảng 2 trẻ mắc bệnh này, nhưng nguyên nhân bệnh đến nay chưa được rõ.
Bình luận của bạn