Đứa bé gái bẩm sinh với di tật tim hiếm gặp Ectopia Cordis (Ảnh: AsiaOne News)
Tim bẩm sinh: Chữa muộn mất con
Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ
Phẫu thuật cho bé mắc bệnh tim bẩm sinh nặng
Cứu sống kịp thời một bé trai bị bệnh tim bẩm sinh
Bé gái đáng thương sinh ngày 18/3 ở Madhya Pradesh, Ấn Độ, bị dị tật tim bẩm sinh hiếm gặp gọi là Ectopia Cordis, nghĩa là trái tim của đứa bé chỉ phát triển một phần, hoặc toàn bộ trái tim nằm bên ngoài lồng ngực.
Bệnh viện Nhi Texas cho biết trong số một triệu trẻ sơ sinh chỉ có tám đứa trẻ không may gặp phải căn bệnh này. 90% đứa trẻ mắc chứng Ectiopia Cordis đều chết non hoặc sống không quá ba ngày.
Dị tật tim bẩm sinh này thường được phát hiện trong quá trình siêu âm thai của bà mẹ. Và các bà mẹ chỉ có ba lựa chọn: Phá thai, hoặc chọn chăm sóc đặc biệt hoặc phẫu thuật đứa bé sau khi sinh.
Mặc dù giải pháp phẫu thuật vẫn nhen nhóm cơ hội được sống sót, tuy nhiên đó là một giải pháp cực kỳ nguy hiểm và tình trạng đứa bé phải được đội ngũ bác sỹ theo dõi chặt chẽ.
Theo bản tin của tờ Metro (Anh), cha của đứa bé, ông Basant Padmarkar, cho hay gia đình ông rất nghèo, mỗi ngày chỉ có thể chuẩn bị được hai bữa ăn đạm bạc.
“Chúng tôi cảm thấy bất lực nhưng sẽ làm mọi thứ miễn là cứu được con gái mình", ông Basant Padmarkar cho biết.
Hoàn cảnh bi đát của gia đình ông lan truyền khắp cả nước Ấn Độ.
May mắn thay, ca phẫu thuật tim cho con gái ông tại một bệnh viện chuyên khoa ở Jabalpur đã rất thành công.
Mặc dù tỉ lệ tử vong của người mắc bệnh Ectopia Cordis là rất cao, tuy nhiên bệnh nhân gặp phải trường hợp này được cho là sống lâu nhất – ông Christopher Wall - năm nay đã 40 tuổi.
Theo hãng tin ABC News, Christopher Wall đã trải qua khoảng 35 ca phẫu thuật trong những năm đầu đời khi các bác sỹ cố gắng phẫu thuật lắp tim ông trở vào lồng ngực.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn