Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ

Thói quen hút thuốc lá và uống rượu của mẹ là một trong những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh cho trẻ

Dị tật bẩm sinh ở trẻ cần được mổ sớm

Khám miễn phí dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt

Brazil: 100 trẻ dị tật bẩm sinh vì thuốc giảm ốm nghén?

Thời điểm nào nên chẩn đoán dị tật thai nhi?

Dị tật tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh thường do bất thường về gene hoặc sự cố trong quá trình phát triển bào thai. Một số trường hợp dị tật tim nhẹ thường không có triệu chứng rõ nét. Nếu mắc dị tật tim nặng mà không được điều trị, tim của trẻ sẽ không thể bơm đủ máu lên phổi và các phần khác trên cơ thể.

Dấu hiệu: nhịp tim đập nhanh, khó thở, kém tăng cân, xuất hiện dấu hiệu phù ở chân, bụng, thậm chí ở mắt, làn da xanh xám, nhợt nhạt. Phần lớn các trường hợp dị tật tim cần được phẫu thuật và dùng thuốc.

Thiếu chi hoặc chân tay dị dạng

Trẻ bị dị tật thiếu tay

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây dị tật này có thể là do người mẹ bị nhiễm hóa chất hoặc virus trong thời kỳ thai nghén.

Khi trẻ sinh ra với chân hoặc tay dị dạng, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ hoặc lắp ghép chân (tay) giả. Đồng thời, trẻ phải luyện tập những bài tập thể chất để học cách sử dụng chân (tay) giả như cách trẻ điều khiển các cơ quan khác trên cơ thể.

Những phụ nữ mang thai nếu dùng vitamin A liều cao thì đứa bé sinh ra có thể bị dị dạng mặt, sọ, tim và cơ quan sinh dục. Nếu dùng quá nhiều vitamin D, trẻ sinh ra có thể bị cao huyết áp, chậm phát triển tâm thần.

Chân vẹo

Chân vẹo là dị dạng ở chân và mắt cá chân, trẻ trai có nguy cơ mắc gấp 2 lần trẻ gái. Cho tới nay, nguyên nhân gây dị tật chân vẹo vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nó có thể là kết quả của di truyền kết hợp với các yếu tố phát triển không bình thường của trẻ.

Dị tật chân vẹo

Điều trị: Nắn chân ngay sau khi phát hiện (thể nhẹ), kết hợp với các bài tập đặc biệt giúp đôi chân về đúng vị trí. Nếu bị nặng, trẻ cần được bó bột, phẫu thuật, kết hợp với những bài tập chân đặc biệt.

Môi chẻ hoặc hở hàm ếch

Trẻ bị hở hàm ếch thường gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ và ăn uống, trẻ thường phải uống sữa bằng một chiếc bình đặc biệt. Dấu hiệu nhẹ là môi trên của trẻ có vết khía như hình chữ V; dấu hiệu nặng là cả môi trên, mũi hoặc hàm ếch của trẻ đều bị tổn thương.

Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch cần được phẫu thuật

Điều trị: Phẫu thuật chỉnh môi bị chẻ ngay khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi. Khi trẻ được 6 - 12 tháng tuổi, cần phẫu thuật tách biệt phần môi và mũi.

Hội chứng Down

Các trẻ bị hội chứng Down thường có các đặc điểm tương đối giống nhau: mắt hơi nghiêng, tai nhỏ và bị cuộn lại ở đầu tai; miệng nhỏ với chiếc lưỡi lớn; mũi nhỏ; cổ ngắn; tay nhỏ và móng tay ngắn.

Trẻ mắc hội chứng Down

Trẻ mắc hội chứng Down thường bị kém phát triển thị giác và thính giác (50%), nhiễm trùng tai và tim bẩm sinh. Trẻ cũng không thể phát triển thể chất bình thường như các trẻ khác, bao gồm việc trẻ khó khăn khi tập đi, nói chuyện hoặc ngồi bô, một số trẻ có thể học được những kỹ năng này nhưng thường là chậm.

Phòng tránh dị tật bẩm sinh

1. Bổ sung acid folic khi mang thai để phòng tránh dị tật ống thần kinh.

2. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn trong khi mang thai: Rượu và các đồ uống có cồn là nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ của trẻ.

3. Kiểm tra trước khi mang thai (nếu có thể) và khám sàng lọc dị tật bẩm sinh. Thời điểm chẩn đoán thích hợp và chính xác vào thời kỳ quý I (12 tuần tuổi) và đến 22 tuần tuổi rồi 32 tuần tuổi của thai kỳ. Đây là những thời kỳ có thể chẩn đoán hình ảnh cũng như làm test sàng lọc chính xác nhất.

Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn trong khi mang thai

4. Phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai nên được xét nghiệm các rối loạn gene và sàng lọc dị tật bẩm sinh.

5. Tránh tiếp xúc với các hóa chất như chì, thủy ngân, các dung môi hóa học, thuốc trừ sâu, hay nguồn phóng xạ. Nhiều loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân khá cao như cá ngừ, cá kiếm, cá mập; khi mang thai, nên hạn chế những thức ăn này.

6. Giữ cân nặng ổn định và dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sỹ.

Bạn có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn nếu:
- Sinh con ở tuổi trên 35
- Có tiền sử gia đình hoặc bản thân bị dị tật bẩm sinh
- Đã từng sinh con bị dị tật bẩm sinh
- Sử dụng một số thuốc nhất định thời điểm trước và trong khi mang thai
- Bị bệnh đái thái tháo đường
- Uống rượu, hút thuốc lá...
Tuệ Nhi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ