Cụ ông 61 tuổi này được đưa vào bệnh viện trong tình trạng say bí
tỉ, với nồng độ cồn là 0,37%, cao gần gấp 5 lần ngưỡng cho phép đối với người điều khiển phương
tiện giao thông tại bang Texas. Ban đầu, các bác sĩ nghĩ rằng ông là một kẻ nghiện rượu ngầm, nhưng
về sau họ phát hiện nguyên nhân là cơ thể của bệnh nhân tự sản sinh ra chất làm say.
Ảnh minh họa.
Bà Barabara Cordell - Trưởng Khoa Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Panola (Mỹ) nói: " Ông ấy thường
đột ngột say bí tỉ vào một buổi sáng chủ nhật sau khi đi lễ nhà thờ hoặc bất kỳ lúc nào".
Bà Cordell và đồng nghiệp - Tiến sĩ Justin McCarthy đã quyết định theo dõi trường hợp kỳ lạ này. Họ đã để cụ ông trong phòng cách ly tại bệnh viện suốt 24 giờ, sau đó đo nồng độ cồn trong máu. Kết quả cho thấy, nồng độ cồn trong máu của ông tăng lên 0,12%, vượt ngưỡng được cho là tỉnh táo.
Các bác sĩ cho rằng ông cụ đã nhiễm loại nấm men phổ biến có tên gọi Saccharomyces cerevisiae. Họ nghi ngờ trong lúc điều trị kháng sinh khi gãy chân vào năm 2004, hệ vi khuẩn đường ruột của ông đã bị giết chết. Điều này khiến cho nấm men có cơ hội phát triển mạnh.
Khi ông ăn hoặc nhấm nháp các thực phẩm và đồ uống chứa lượng lớn tinh bột, nấm trong bụng sẽ lên men biến đường thành cồn (ethanol). Vì vậy, liệu pháp chữa trị cho cụ ông sẽ gồm thuốc kháng nấm và một chế độ ăn chứa hàm lượng tinh bột thấp.
Được biết, suốt 3 thập kỉ qua mới có 2 trường hợp tương tự. Trước đó, một bé gái 13 tuổi bị hội chứng ruột ngắn, sẽ say nếu ăn chất bột, đường, và một bé 3 tuổi khác sẽ bị say nếu ăn trái cây có lượng đường cao. Nhóm nghiên cứu đã cho công bố trường hợp kỳ lạ này trên tạp chí International Journal of Clinical Medicine.
Bà Cordell và đồng nghiệp - Tiến sĩ Justin McCarthy đã quyết định theo dõi trường hợp kỳ lạ này. Họ đã để cụ ông trong phòng cách ly tại bệnh viện suốt 24 giờ, sau đó đo nồng độ cồn trong máu. Kết quả cho thấy, nồng độ cồn trong máu của ông tăng lên 0,12%, vượt ngưỡng được cho là tỉnh táo.
Các bác sĩ cho rằng ông cụ đã nhiễm loại nấm men phổ biến có tên gọi Saccharomyces cerevisiae. Họ nghi ngờ trong lúc điều trị kháng sinh khi gãy chân vào năm 2004, hệ vi khuẩn đường ruột của ông đã bị giết chết. Điều này khiến cho nấm men có cơ hội phát triển mạnh.
Khi ông ăn hoặc nhấm nháp các thực phẩm và đồ uống chứa lượng lớn tinh bột, nấm trong bụng sẽ lên men biến đường thành cồn (ethanol). Vì vậy, liệu pháp chữa trị cho cụ ông sẽ gồm thuốc kháng nấm và một chế độ ăn chứa hàm lượng tinh bột thấp.
Được biết, suốt 3 thập kỉ qua mới có 2 trường hợp tương tự. Trước đó, một bé gái 13 tuổi bị hội chứng ruột ngắn, sẽ say nếu ăn chất bột, đường, và một bé 3 tuổi khác sẽ bị say nếu ăn trái cây có lượng đường cao. Nhóm nghiên cứu đã cho công bố trường hợp kỳ lạ này trên tạp chí International Journal of Clinical Medicine.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn