Bị bệnh đái tháo đường type 2 có nên mang thai?

Phụ nữ bị đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết hiệu quả sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn

TPCN Hộ Tạng Đường - Giải pháp cho biến chứng tiểu đường

Có thể sử dụng Hộ tạng đường và Ích tâm khang để hỗ trợ điều trị đái tháo đường và nhịp tim không?

Phòng ngừa nhiễm trùng răng miệng do bệnh đái tháo đường

Nhiễm trùng răng miệng do bệnh đái tháo đường

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:

Chào bạn,

Cũng giống như bạn, nhiều phụ nữ chẳng may bị mắc bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2 trước khi lập gia đình hoặc trước khi có con. Một số phụ nữ phát triển bệnh đái tháo đường trong khi mang thai, theo y khoa là bệnh đái tháo đường thai kỳ, tuy nhiên, căn bệnh này thường tự lui sau khi đứa trẻ chào đời.

Điều bạn lo lắng là hoàn toàn hợp lý. Bệnh đái tháo đường ở phụ nữ, dù là type 1, type 2 hay xuất hiện trong thai kỳ đều làm tăng lượng đường trong máu và có thể dẫn đến các biến chứng thai sản. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi của bạn, tôi sẽ tập trung vào việc mang thai ở những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Đường huyết cao trong khi mang thai khiến thai nhi phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe, chẳng hạn như sảy thai, sinh non hoặc các cơ quan không phát triển được bình thường. phụ nữ mang thai bị đái tháo đường có nhiều khả năng sinh con to và thường phải đẻ mổ. Vì thế, bạn nên cố gắng để kiểm soát đường huyết trong khi mang thai, thậm chí là từ khi có ý định sinh con.

Đường huyết được kiểm soát tốt khi xét nghiệm máu cho thấy chỉ số HbA1c dưới 7% (xét nghiệm HbA1C đo đường huyết trung bình của bạn trong 2 – 3 tháng vừa qua).

Phụ nữ mắc đái tháo đường type 2 thường bị thừa cân hoặc béo phì. Nếu đang gặp vấn đề này, bạn nên cố gắng giảm cân bằng cách ăn ít calorie hơn và tăng cường tập thể dục. Điều này giúp giảm lượng đường trong máu cả trước và trong khi mang thai. Bên cạnh đó, bạn nên đi khám bác sỹ và xin tư vấn về việc dùng thuốc hạ đường huyết hoặc tăng liều (nếu bạn đang uống thuốc) trong khi mang thai.

Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy tính an toàn của việc sử dụng thuốc hạ đường huyết trong khi mang thai. Có hai loại thuốc được cho là an toàn là metformin và acarbos.

Việc ăn uống cũng rất quan trọng. Chế độ ăn trong khi mang thai rất khác so với chế độ ăn trước đó bởi bạn phải ăn cho hai người. Có nghĩa là, cần ăn đủ lượng calorie và ăn các loại thực phẩm tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Cuối cùng, trong thai kỳ, bạn đừng quên làm xét nghiệm HbA1c, siêu âm và khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng.

Nếu chăm sóc trước sinh tốt và duy trì đường huyết ổn định, bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên "Doctor K"

Kim Chi H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị