- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường nếu không quản lý tốt có thể dẫn tới biến chứng ở võng mạc và gây mù lòa
Chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có phải kiêng chất béo?
Bệnh thận đái tháo đường là gì?
Bị đái tháo đường dễ mắc thêm bệnh tim?
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ) trả lời:
Chào bạn,
Ở những người mắc bệnh đái tháo đường, lượng đường trong máu cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên toàn bộ cơ thể, không loại trừ đôi mắt. Bệnh đái tháo đường liệu có gây mù lòa hay không? – Đó là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.
Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Tuy nhiên, may mắn là hai bệnh này đều có thể chữa được nên cho tới nay, có rất ít người bị mù do đục thủy tinh thể hoặc tăng huyết áp. Giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định có thể giúp phòng ngừa các bệnh này.
Tuy nhiên, có một vấn đề mà bạn cần lưu tâm, đó là bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh này có thể làm giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí gây mù lòa. Biến chứng võng mạc đái tháo đường xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường, gây tổn hại các mạch máu nhỏ ở võng mạc (còn gọi là đáy mắt, nơi tiếp nhận ánh sáng và gửi hình ảnh tới não). Bệnh bắt đầu xuất hiện khi các thành mạch máu nhỏ ở võng mạc bị yếu, rách gây rò rỉ dịch lỏng ra các mô xung quanh, để lại một lớp protein và chất béo lắng đọng trong võng mạc. Ở các thành mạch cũng xuất hiện các chỗ phình gọi là “microaneurysms” (phình vi mạch), khiến các tế bào hồng cầu bị rò rỉ ra võng mạc. Khi bệnh trở nặng, võng mạc bị “cắt” nguồn cung cấp máu gây ra cái chết của hàng loạt sợi thần kinh do thiếu oxy và máu.
Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Nếu chất dịch lỏng rò rỉ ra vùng điểm vàng (một phần của võng mạc giúp nhìn hình ảnh sắc nét hơn), thị lực trung tâm của bạn sẽ bị suy giảm và có thể gây phù hoàng điểm.
Khi bệnh lý võng mạc đái tháo đường chuyển biến theo chiều hướng xấu, vùng võng mạc bị hư hỏng sẽ tự sửa chữa bằng cách sinh ra các mạch máu mới. Tuy nhiên, các mạch máu này rất mong manh và không phát triển được như bình thường. Nếu các mạch máu mới bị vỡ, người bệnh sẽ đột ngột bị mất thị lực.
Hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh võng mạc đái tháo đường, người bệnh chỉ có thể phòng ngừa hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng cách kiểm soát đường huyết và thường xuyên kiểm tra thị lực.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
**TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn