Người bệnh đái tháo đường có phải kiêng chất béo?

Các thực phẩm chứa chất béo có lợi cho người bệnh đái tháo đường

Bị đái tháo đường dễ mắc thêm bệnh tim?

Đái tháo đường type 1 và type 2 khác nhau điểm nào?

Bệnh đái tháo đường có “làm hỏng” ái ân?

Bị bệnh đái tháo đường type 2 có nên mang thai?

Hương vị của món ăn là điều rất quan trọng. Một chút béo ngậy sẽ đóng góp cho các món ăn thêm phần hấp dẫn khó có thể chối từ nhưng những bệnh nhân đái tháo đường phải đặc biệt lưu ý những loại chất béo bão hòa có hại cho tim mạch. Họ cần những loại chất béo có lợi, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chất béo lành mạnh

Chất béo đơn hoặc chất béo không bão hòa đa giúp giảm lượng cholesterol trong máu và giữ cho động mạnh không bị lắng cặn. Nguồn cung cấp chất béo lành mạnh có trong:

- Quả bơ

- Các loại hạt

- Hầu hết các loại dầu thực vật (nhưng tránh dầu cọ, dầu hạt cọ, dầu dừa, hoặc bất kỳ loại dầu hydro hóa có chứa chất béo trans)

Có thể bạn cũng đã từng nghe đến những lợi ích của acid béo omega-3. Những chất béo không bão hòa đa này đặc biệt có lợi cho tim, có nhiều trong:

- Dầu canola

- Hạt lanh

- Cá hồi, cá thu, cá ngừ albacore, cá mòi và cá béo khác

- Đậu phụ

- Quả óc chó

Quả bơ chứa chất béo lành mạnh, có lợi cho người bệnh đái tháo đường

Chất béo không lành mạnh

Các chất béo bão hòa trong thịt, bơ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo có thể làm tăng mức độ cholesterol máu, gây bệnh tim mạch, làm trầm trọng thêm những biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra. Những loại chất béo này hoàn toàn có thể được thay thế được bằng những loại chất béo lành mạnh ở trên mà vẫn đảm bảo được hương vị. Vậy đâu là lý do để bạn chọn một loại chất béo có hại?

Hãy nấu ăn với chất béo lành mạnh

Các chuyên gia y tế luôn sử dụng chất béo lành mạnh trong bữa ăn của mình và họ cũng khuyến khích bệnh nhân của họ dùng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên những loại chất béo này cũng chứa nhiều calorie nên bạn không nên lạm dụng. Hãy sử dụng vừa đủ để nâng tầm hương vị món ăn.

Dầu olive: Là loại chất béo không bão hòa đơn. Bạn có thể xào rau củ cải hoặc rau bina trong một chút dầu olive và tỏi để tăng thêm mùi vị cho món ăn. Bạn cũng có thể dùng dầu olive để nướng cà rốt và củ cải trong lò. Dầu olive cũng có thể dùng để trộn salad và làm nước sốt.

Quả bơ: Sử dụng bơ thay cho sốt mayonnaise khi ăn bánh mỳ, trộn bơ với bưởi hoặc một vài lát cam để làm sinh tố tốt cho sức khỏe.

Hạt: Hạt chứa nhiều hương vị, protein, chất chống oxy hóa và chất béo có lợi. Có nhiều cách để chế biến món ăn với các loại hạt này. Thậm chí, bạn chỉ cần ăn hạt cũng là một cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng