Thời gian gần đây, trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về tình trạng loạn
giá sữa và giá sữa tăng cao bất thường. Cụ thể, theo phản ánh của Đài truyền hình Việt Nam, theo một bảng thống kê giá của một số sản phẩm
sữa bột nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu, từ 4 - 5 USD/hộp (khoảng 80.00 -
100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000 - 900.000 đồng, gấp 5 - 9 lần giá nhập
khẩu.
Giá sữa tăng nhiều lần từ đầu năm đến nay
Vẫn khó kiểm soát việc giá sữa liên tục tăng cao
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/9/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung làm cho giá sữa tăng cao, Bộ Y tế báo cáo về việc quản lý giá, việc định danh các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Về việc quản lý giá, theo ông Nguyễn Thanh Long, việc quy định sữa thuộc mặt hàng bình ổn giá đã được thực hiện từ năm 2008 khi Nghị định số 75/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá được ban hành ngày 9/6/2008. Kể từ ngày 01/01/2013 khi Luật Giá có hiệu lực thì việc bình ổn giá đối với mặt hàng sữa chỉ quy định đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Như vậy, việc Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ không gây hiểu lầm, cũng như không làm tăng giá sản phẩm này và Cơ quan quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm của Bộ Y tế đã có công văn 516/ATTP-SP nêu trên.
Để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý giá thực hiện việc bình ổn giá và tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan, ngày 22/8/2013, Cục An toàn thực phẩm đã có buổi họp với Cục Quản lý Giá để giải thích thêm về các sản phẩm được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật nêu trên phải được thực hiện quản lý giá. Tiếp theo, ngày 6/9/2013, Bộ Y tế đã có công văn số 5560/BYT-ATTP gửi Bộ Tài chính về việc phân loại sản phẩm thuộc danh mục phải thực hiện quản lý giá.
Các cơ quan chức năng đang cùng xem xét để bình ổn giá sữa
Công văn đó đã nêu rõ: "Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 0 - 36 tháng tuổi; Sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa được bổ sung hoặc không bổ sung vi chất dinh dưỡng nhưng không theo công thức đã quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật có công bố cho trẻ em dưới 6 tuổi đều thuộc Danh mục hàng hóa quản lý giá."
Trong báo cáo, Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện quản lý bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi để trẻ em Việt Nam được tiếp cận với những sản phẩm an toàn với giá hợp lý, đồng thời đề nghị các Bộ ngành tăng cường phối hợp trao đổi giữa các cơ quan để cập nhật thông tin và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn sau khi Nghị định hướng dẫn Luật Giá được ban hành.
Về việc định danh các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, Bộ Y tế cho hay, trên thế giới các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi rất đa dạng về tên gọi, chủng loại nhưng tên gọi chung của nhóm sản phẩm dinh dưỡng công thức và cộng thêm tên thương mại của các nhà sản xuất.
Nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn đối với các loại sản phẩm này, thực hiện Luật An toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Bộ Y tế đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKT) phân nhóm sản phẩm làm căn cứ cho việc thực hiện quản lý nhà nước đối với từng loại sản phẩm như sau: Các sản phẩm sữa dạng bột (QCVN 5-2:2010/BYT) có hiệu lực từ 1/1/2011; Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi (QCVN 11-1:2012/BYT); Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi (QCVN 11-2:2012/BYT); Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi (QCVN 11-3:2012/BYT).
Các quy chuẩn kỹ thuật này được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (CODEX), được xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn của ASEAN. Quá trình xây dựng được thảo luận đóng góp ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh, doanh thực phẩm, các hiệp hội có liên quan của Việt Nam và các quy chuẩn kỹ thuật này được gửi cho Văn phòng SPS, TBT để lấy ý kiến các quốc gia thành viên WTO theo đúng thông lệ quốc tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, riêng đối với sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi (36 tháng tuổi trở lên) Ủy ban CODEX không đưa ra tiêu chuẩn riêng và Việt Nam là nước thành viên của CODEX nên cũng không xây dựng tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm này.
Ngay sau khi ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, Bộ Y tế đã tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
Trước khi các quy chuẩn kỹ thuật nói trên có hiệu lực thi hành ngày 01/6/2013, Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế đã có công văn số 516/ATTP-SP ngày 28/3/2013 gửi Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính thông báo về thời hạn hiệu lực của các QCKT nói trên và đề nghị Cục Quản lý Giá xem xét và áp giá (công văn đính kèm) đồng thời cung cấp danh mục các sản phẩm này đã công bố tại Cục An toàn Thực phẩm để các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo quy định.
Như vậy, theo thông tin từ Bộ Y tế, về bản chất, các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh trong 3 quy chuẩn kỹ thuật nêu trên là các sản phẩm thuộc nhóm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại Luật Giá.
Vẫn khó kiểm soát việc giá sữa liên tục tăng cao
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/9/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung làm cho giá sữa tăng cao, Bộ Y tế báo cáo về việc quản lý giá, việc định danh các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Về việc quản lý giá, theo ông Nguyễn Thanh Long, việc quy định sữa thuộc mặt hàng bình ổn giá đã được thực hiện từ năm 2008 khi Nghị định số 75/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá được ban hành ngày 9/6/2008. Kể từ ngày 01/01/2013 khi Luật Giá có hiệu lực thì việc bình ổn giá đối với mặt hàng sữa chỉ quy định đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Như vậy, việc Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ không gây hiểu lầm, cũng như không làm tăng giá sản phẩm này và Cơ quan quản lý Nhà nước về An toàn thực phẩm của Bộ Y tế đã có công văn 516/ATTP-SP nêu trên.
Để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý giá thực hiện việc bình ổn giá và tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan, ngày 22/8/2013, Cục An toàn thực phẩm đã có buổi họp với Cục Quản lý Giá để giải thích thêm về các sản phẩm được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật nêu trên phải được thực hiện quản lý giá. Tiếp theo, ngày 6/9/2013, Bộ Y tế đã có công văn số 5560/BYT-ATTP gửi Bộ Tài chính về việc phân loại sản phẩm thuộc danh mục phải thực hiện quản lý giá.
Công văn đó đã nêu rõ: "Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 0 - 36 tháng tuổi; Sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa được bổ sung hoặc không bổ sung vi chất dinh dưỡng nhưng không theo công thức đã quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật có công bố cho trẻ em dưới 6 tuổi đều thuộc Danh mục hàng hóa quản lý giá."
Trong báo cáo, Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện quản lý bình ổn giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi để trẻ em Việt Nam được tiếp cận với những sản phẩm an toàn với giá hợp lý, đồng thời đề nghị các Bộ ngành tăng cường phối hợp trao đổi giữa các cơ quan để cập nhật thông tin và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn sau khi Nghị định hướng dẫn Luật Giá được ban hành.
Về việc định danh các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, Bộ Y tế cho hay, trên thế giới các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi rất đa dạng về tên gọi, chủng loại nhưng tên gọi chung của nhóm sản phẩm dinh dưỡng công thức và cộng thêm tên thương mại của các nhà sản xuất.
Nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn đối với các loại sản phẩm này, thực hiện Luật An toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Bộ Y tế đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKT) phân nhóm sản phẩm làm căn cứ cho việc thực hiện quản lý nhà nước đối với từng loại sản phẩm như sau: Các sản phẩm sữa dạng bột (QCVN 5-2:2010/BYT) có hiệu lực từ 1/1/2011; Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi (QCVN 11-1:2012/BYT); Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi (QCVN 11-2:2012/BYT); Sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi (QCVN 11-3:2012/BYT).
Các quy chuẩn kỹ thuật này được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (CODEX), được xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn của ASEAN. Quá trình xây dựng được thảo luận đóng góp ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh, doanh thực phẩm, các hiệp hội có liên quan của Việt Nam và các quy chuẩn kỹ thuật này được gửi cho Văn phòng SPS, TBT để lấy ý kiến các quốc gia thành viên WTO theo đúng thông lệ quốc tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, riêng đối với sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi (36 tháng tuổi trở lên) Ủy ban CODEX không đưa ra tiêu chuẩn riêng và Việt Nam là nước thành viên của CODEX nên cũng không xây dựng tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm này.
Ngay sau khi ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, Bộ Y tế đã tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
Trước khi các quy chuẩn kỹ thuật nói trên có hiệu lực thi hành ngày 01/6/2013, Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế đã có công văn số 516/ATTP-SP ngày 28/3/2013 gửi Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính thông báo về thời hạn hiệu lực của các QCKT nói trên và đề nghị Cục Quản lý Giá xem xét và áp giá (công văn đính kèm) đồng thời cung cấp danh mục các sản phẩm này đã công bố tại Cục An toàn Thực phẩm để các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo quy định.
Như vậy, theo thông tin từ Bộ Y tế, về bản chất, các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh trong 3 quy chuẩn kỹ thuật nêu trên là các sản phẩm thuộc nhóm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại Luật Giá.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn