Bộ Y tế thừa nhận thiếu vaccine ở nhiều địa phương

Bộ Y tế cho rằng lý do của việc thiếu vaccine trầm trọng trong thời gian qua là người dân không yên tâm sau những tai biến tiêm chủng trong thời gian trước đó nên đã không đưa con em mình đi tiêm phòng. Đến khi dịch bệnh liên tiếp diễn ra và hoành hành thì người dân mới vội vàng đưa con đi tiêm, dẫn đến nhu cầu tăng đột biến, Cục quản lý Dược Bộ Y tế đã không chuẩn bị kịp về vaccine.

Bên cạnh đấy, do một số doanh nghiệp đã nhập vắcxin nhưng không tiêu thụ được trong năm 2013 nên hạn chế số lượng nhập khẩu cho năm 2014.

Theo thông báo từ Văn phòng Bộ Y tế, tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho nhân dân gồm hai hệ thống là tiêm chủng mở rộng Quốc gia và tiêm dịch vụ. Nhiều năm qua Bộ Y tế luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ 11 loại vắcxin miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, gồm: lao, bạch hầu, bại liệt, ho gà, uốn ván, sởi, viêm gan virus B, bệnh do Haemophylus influenza typ B, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn.

Cụ thể, số lượng được nhập khẩu khẩn cấp gồm 77.600 liều vaccine Hàn Quốc, 19.830 liều của Bỉ và 200.000 liều của Mỹ. Bộ Y tế đã tổ chức họp Hội đồng xét duyệt thuốc và cấp số đăng ký lưu hành cho các vaccine thủy đậu theo quy trình rút gọn, đồng thời tổ chức thêm cơ sở thẩm định hồ sơ đăng ký tại TP.HCM.


Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nhưng thời gian qua đã thiếu thuốc khiến không ít gia đình lo lắng cho sức khỏe của con em mình

Bên cạnh vắcxin cung ứng từ Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắcxin tiêm dịch vụ được nhập khẩu phục vụ theo nhu cầu của thị trường. Các vắcxin tiêm dịch vụ ngoài phòng 11 bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia còn để phòng một số bệnh khác như: thủy đậu, cúm, các bệnh do phế cầu chủng gây ra, viêm não mô cầu ... hoặc phối hợp 5 trong 1, 6 trong 1 để giảm số lần tiêm. Ngay khi có hiện tượng bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã đồng thời triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn cung vaccine cho nhu cầu tiêm phòng bệnh thủy đậu.

Bộ Y tế đã tổ chức họp Hội đồng xét duyệt thuốc và cấp số đăng ký lưu hành cho các vắcxin phòng bệnh thủy đậu theo quy trình rút gọn, đồng thời tổ chức thêm cơ sở thẩm định hồ sơ đăng ký tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời ưu tiên kiểm định đối với các lô vaccine sản xuất và nhập khẩu phục vụ phòng chống bệnh dịch.

Ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho rằng: Về tình hình cung ứng thực tế vaccine phòng bệnh sởi và vaccine phòng bệnh thủy đậu, hiện nay có 2 vaccine phòng bệnh sởi đơn giá và 6 vaccine phòng bệnh sởi đa giá (sởi, quai bị, rubella) có số đăng ký lưu hành còn hiệu lực. Trong đó, vaccine MVVAC (số đăng ký QLVX-0295-09) do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế sản xuất, với công suất 7,5 triệu liều/năm, có thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia và nhu cầu tiêm chủng dịch vụ của nhân dân. Hiện nay Công ty TNHH MTV Dược phẩm Sài gòn (Sapharco) và Công ty TNHH MTV Vắc xin, sinh phẩm số 1 (Vabiotech) đang có vaccine phòng bệnh thủy đậu đủ cho nhu cầu tiêm chủng.

Trên cơ sở đó, Cục Quản lý Dược đề nghị Cục Y tế dự phòng chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng chủ động liên hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vắc xin để ký hợp đồng cung ứng vắc xin đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời gian tới.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin