Bóc tách thành công khối u lớn trên mặt bệnh nhân

Hỗ trợ chính cho bác sĩ McKinnon là bác sĩ Nguyễn Quảng Đại, trưởng khoa tai mũi họng, và bác sĩ Phan Văn Thái, khoa ngoại tổng quát, cùng đội ngũ gây mê hồi sức và điều dưỡng Bệnh viện FV. Trước đó, ngày 30/7, bác sĩ McKinnon đã cắt bỏ thành công khối u 0,5kg cho bệnh nhân Nguyễn Hoàng Thiên Ân.


Mất nhiều máu

Bác sĩ McKinnon cho biết điều khó nhất của ca phẫu thuật này là do đây là một khối u máu, lại từng mổ trước đây nên đã hình thành mô sẹo, vì vậy khi phẫu thuật phải cắt ngang rất nhiều mạch máu quan trọng nên rất khó cầm máu. Các bác sĩ đã xử trí bằng cách vừa cắt, cầm máu, lấy khối u và khâu ngay lập tức ở bất cứ nhát cắt nào. Các bác sĩ cũng cố gắng bảo tồn các dây thần kinh mặt để bệnh nhân có thể nhắm mắt khi ngủ vì phần lớn các chức năng hoạt động mặt bên phải bệnh nhân đã bị khối u phá vỡ hoàn toàn.

Ngọc Nga (TTO)

Ca mổ phức tạp

Theo một thành viên êkip phẫu thuật, tỉ lệ thành công của ca này lên đến 90% nhưng ông không chắc khối bướu có tái phát hay không.

Bệnh nhân được chuyển xuống phòng mổ lúc 6g30. Vì bệnh nhân bị khối u chiếm phần lớn khoang miệng, không thể gây mê bằng đường nội khí quản thông qua đường miệng nên các bác sĩ gây mê bằng đường mở khí quản. Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân, trưởng khoa gây mê - hồi sức, nhận xét ca mổ Hoàng Em khá phức tạp vì mổ vùng đầu mặt cổ sẽ có nguy cơ cao hơn so với mổ các bộ phận khác do đường thở nằm trên mũi bệnh nhân. Bác sĩ Vân cho biết bệnh viện dự kiến chuẩn bị 20 đơn vị máu cho ca mổ này và cho đến giờ nghỉ giải lao (13g30) đã dùng hơn 3,5 lít máu.

Theo bác sĩ Phan Văn Thái, từng hỗ trợ chính bác sĩ McKinnon trong ca mổ bóc tách khối u 90kg cho anh Nguyễn Duy Hải ở Lâm Đồng năm ngoái, ca mổ khối u của bệnh nhân Hoàng Em phức tạp vì mất máu quá nhiều. “So với ca mổ anh Duy Hải thì ca này không nguy hiểm bằng nhưng đòi hỏi phẫu thuật viên phải chi li hơn”, bác sĩ Thái nói. Bác sĩ Đại cho biết sau khi loại bỏ khối u, bệnh nhân sẽ được tái tạo gương mặt bằng da đùi tự thân.

30 năm chiến đấu với khối u

Một ngày trước ca mổ, dù lo lắng nhưng anh Hoàng Em vẫn tếu táo nói: “Tui hồi hộp lắm, mong bác sĩ lấy hết cái bướu để tui đẹp trai trở lại. Nghe bác sĩ Mỹ và Bệnh viện FV nhận chữa trị miễn phí, tui vui lắm. Bạn gái của tui còn cầu chúc tui mau hết bệnh”.

Trước đây, Lê Hoàng Em sinh ra với một khối u nhỏ trên má. Khi Em lên 1 tuổi, được gia đình đưa đến Trung tâm Ung bướu TP.HCM (nay là Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) khám và được chữa trị bằng liệu pháp bức xạ nhưng không thành công. Năm 2005, bướu che phủ gần một nửa khuôn mặt, Hoàng Em và mẹ quay lại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, song không thể mổ được vì bướu quá lớn. Sau đó gia đình đưa anh đến Bệnh viện Chợ Rẫy và các bác sĩ tại đây chẩn đoán Hoàng Em bị u máu bên má phải và quyết định phẫu thuật cho anh vào đầu tháng 5/2005. Tháng 8/2005, khi Lê Hoàng Em đến tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ cho biết vết mổ đã khô, không thấy lở loét thêm. Bướu máu không to thêm. Nhưng sau đó khối bướu tái phát và nhanh chóng che phủ gần hết khuôn mặt.

Ngày 16/7/2013, thông qua sự kết nối của nhiều cá nhân, tổ chức hảo tâm, trong đó có quỹ VinaCapital Foundation, Bệnh viện FV, bác sĩ McKinnon đồng ý phẫu thuật cho anh tại Bệnh viện FV.

doandoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn