Ông Võ Văn Ngọc, Phó Giám đốc Sở TN&MT Nghệ An cho biết thông tin cá chết trên sông Bùng do rơm rạ phân hủy, nồng độ oxy trong nước thấp - Ảnh: DOÃN HÒA
Vụ cá chết hàng loạt: Quảng Bình đã có định mức đền bù
Cá chết trắng hồ Mật Sơn bốc mùi hôi nồng nặc
Nghệ An xác minh nguyên nhân cá chết dạt bờ
Mang hơn 3 tấn cá chết đi làm nước mắm
Ông Võ Văn Ngọc, Phó Giám đốc Sở TN-MT Nghệ An, cho biết thông tin trên tại buổi họp báo về tình hình hình kinh tế, xã hội quý 3 năm 2016 tỉnh Nghệ An chiều 28/9.
Theo ông Ngọc, kết quả phân tích của mẫu nước trên sông Bùng (huyện Diễn Châu), cơ quan chức năng thấy chỉ số nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) thấp hơn nhiều so với giá trị giới hạn tối thiểu cho phép đối với nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.
Cụ thể, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, chất lượng nước đảm bảo là nồng độ oxy ≥ 4 mg/lít. Tuy nhiên, chỉ số DO đo được tại một số điểm khác ở vùng cá chết trên sông Bùng cho kết quả là 0,2 mg/lít.
Ông Ngọc cho biết, qua kiểm tra dọc hai bên bờ sông Bùng sau khi người dân gặt lúa đã bị ngập úng gốc rạ. Khi có mưa thì nước chảy xuống sông Bùng cuốn theo lượng phân gia súc, gia cầm và nhiều chất hữu cơ khiến nước sông chuyển màu đỏ, cặn.
Nhiều hộ dân nuôi cá lồng cũng điêu đứng vì cá chết
Mưa lớn cùng với nước chứa nhiều chất hữu cơ đang phân hủy đã làm giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước.
“Theo nhận định ban đầu là do nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm dẫn đến hiện tượng cá chết”, ông Ngọc nói.
Về thông tin người dân nghi ngờ việc nước sông ô nhiễm có thể do quá trình xả thải của nhà máy sắn ở xã Công Thành (huyện Yên Thành) đóng phía trên nguồn nước sông Bùng, ông Ngọc cho hay cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước xả thải của nhà máy này và kết quả kiểm tra cho thấy nước xả thải đạt yêu cầu.
Theo phản ánh của người dân dọc sông Bùng, huyện Diễn Châu (Nghệ An), tình trạng cá chết bắt đầu diễn ra từ ngày 17.9, kéo dài trên 10km. Trong đó, cá nuôi lồng bè dọc sông Bùng cũng chết trắng bè khiến nhiều hộ dân bị thiệt hại lớn.
Bình luận của bạn