Lì xì đầu năm là một phong tục truyền thống có từ lâu đời
Chọn tiền lì xì độc lạ Tết Ất Mùi
Khoảnh khắc chào năm mới trên khắp cả nước
Những lời chúc Tết 2015 lạ và độc nhất
Tết 2015: Điểm lại những ca khúc mừng năm mới bất hủ
1. Ý nghĩa phong bao lì xì
Trong những ngày đầu năm mới, mọi người thường mừng tuổi cho nhau. Phong bao lì xì thường tượng trưng cho lời cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc mà người tặng gửi tới người nhận. Nhận được hay cho đi nhiều phong bao lì xì trong ngày Tết đều được coi là điều may mắn. Người nhận thì được hưởng lộc mà người trao thì chắc chắn đã có một năm phát tài phát lộc nên giờ “chia lộc” cho những người xung quanh.
Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện ý, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn. Người nhận được tiền lì xì vô cùng thích thú.
Không biết tục “lì xì” đã ra đời từ bao giờ nhưng nó đã được lưu truyền từ năm này sang năm khác và đến giờ vẫn được gìn giữ như một nét văn hóa đẹp. Trong ngày đầu năm, mọi người đến chúc Tết người thân, họ hàng, bạn bè, thăm hỏi lẫn nhau và sẽ không quên mừng tuổi người già, trẻ nhỏ để có được một năm may mắn.
Màu đỏ của phong bao tượng trưng cho sự may mắn, đỏ đắn. Hình ảnh chiếc phong bao còn tượng trưng cho sự kín đáo, những bất ngờ thú vị chờ đợi phía trước. Đồng thời, chiếc phong bao cũng là một cách ứng xử tinh tế của người Á Đông khi người tặng không muốn có sự so bì, tị nạnh giữa những người được nhận.
Thường người ta sử dụng những tờ tiền mới để mừng tuổi đầu năm. Tiền mới tượng trưng cho sự mới mẻ, tinh khôi, một khởi đầu mới. Khi được nhận lì xì, văn hóa ở nhiều nước phương Đông quy định ngầm rằng người nhận chỉ được mở phong bao sau khi người trao tặng đã ra về để thể hiện phép lịch sự.
Các nước châu Á cũng có tục lì xì đầu năm cho người già và trẻ nhỏ. Ảnh: blogspot
2. Tục mừng tuổi đầu năm ở một số nước châu Á
Ở châu Á, bên cạnh Việt Nam còn có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Myanmar… cũng có tục lì xì mừng tuổi đầu năm.
Việt Nam
Ở Việt Nam ta từ xưa tới nay, theo tục lệ cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổi. Bởi vậy ngày mùng một Tết là ngày con cháu chúc thọ ông bà và các bậc cao niên, người lớn thì mừng tuổi trẻ em bằng những đồng tiền mới bỏ trong những phong bao lì xì đỏ. Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là “tiền mở hàng”. Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ chứ không phải là tiền chẵn, ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Trung Quốc
Vào dịp ngày đầu năm ở Trung Quốc, nếu có trẻ nhỏ vòi tiền mừng tuổi thì người lớn không bao giờ được phép từ chối bởi làm như vậy cả năm sẽ không gặp may mắn. Theo tục lệ truyền thống, trẻ em thường chúc người mừng tuổi cho mình những điều may mắn, tốt đẹp trước khi đón nhận chiếc phong bao lì xì. Những chiếc phong bao này sau đó sẽ được tích lại, cất dưới gối ngủ trong khoảng một tuần rồi mới mở ra.
Nguồn gốc của tục lì xì cũng được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Dưới triều đại nhà Tần, người già thường tích những đồng xu nhỏ, buộc lại với nhau bằng một sợi chỉ đỏ. Tiền này được coi là tiền may mắn giúp xua đi tà khí và bảo vệ những người trẻ trong nhà khỏi bệnh tật, xúi quẩy.
Với ý nghĩa tốt đẹp đó, dần dần người ta đã hình thành tục lệ tặng tiền mừng tuổi cho người già, trẻ nhỏ trong ngày đầu xuân với niềm tin đây sẽ là tiền may mắn, giúp gia chủ gặp nhiều thuận lợi, đỏ đắn trong năm mới. Sau này, khi ngành in đã phát triển, hình tượng sợi chỉ đỏ buộc vào đồng tiền xu được thay thế bằng những chiếc phong bao đỏ.
Malaysia
Những người Mã Lai theo đạo Hồi sinh sống ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore cũng sớm tiếp nhận tục lệ mừng tuổi người già và trẻ nhỏ trong Tết Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Tuy vậy, thay vì dùng phong bao đỏ, họ dùng phong bao xanh lá cây.
Vào dịp Tết Eid al-Fitr, những gia đình Hồi giáo thường chuẩn bị sẵn nhiều phong bao xanh lá cây để tặng khách đến thăm nhà. Họ không chỉ mừng cho người già, trẻ nhỏ mà tất cả bạn bè, họ hàng, làng xóm… tới chơi nhà đều được nhận, thậm chí những người không thể đến chơi nhà họ vào dịp Tết Eid al-Fitr cũng vẫn được chủ nhà gửi nhờ phong bao cho người khác đem về tặng giúp. Hành động này thể hiện sự hào phóng mà mọi người dành cho nhau trong dịp lễ quan trọng của người Hồi giáo.
Nhật Bản
Vào ngày đầu năm mới, trẻ em Nhật Bản cũng được nhận tiền mừng tuổi từ bố mẹ, ông bà và người thân. Tiền mừng tuổi đó được gọi là Otoshidama. Otoshidama được người lớn tặng cho trẻ con với hi vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành. Đây là thứ được trẻ em mong đợi nhất trong dịp này, còn hơn cả những ngày nghỉ, những trò chúng được phép chơi hay những món ăn đặc biệt dành cho ngày Tết.
Bình luận của bạn