Lũ lụt miền Trung: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh đi cùng dòng nước

Mưa lũ miền Trung kéo dài nguy cơ tiềm ẩn khiến dịch bệnh bùng phát

Phòng tránh dịch bệnh bùng phát sau bão và mưa lũ thế nào?

9 cách giúp bạn an toàn khỏi dịch bệnh

Đề phòng đau ốm khi cho trẻ đi du lịch trong dịp lễ 2/9

Cuộc sống của người dân thế giới thay đổi thế nào vì dịch bệnh virus nCoV?

Khó khăn và thiệt hại do lũ lụt

Những ngày qua, địa bàn miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa thiên Huế đang hứng chịu nhiều thiệt hại vì mưa lũ, nhiều nạn nhân đã thiệt mạng.

Theo thống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ từ ngày 6/10 đến hết ngày 19/10 đã gây tổng thiệt hại về người là 132 tăng 08 người (sạt lở đất: 60 người, lũ: 56 người, tai nạn tàu biển: 08 người, bất cẩn khi dọn vệ sinh: 04 người, nguyên nhân khác: 4 người).

Về giao thông, tính đến thời điểm hiện tại có 16 tuyến Quốc lộ, 165.150m đường Quốc lộ, 140.125m đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị). Hiện tại, ngập lụt, chia cắt tại 03 điểm trên Quốc lộ 1A thuộc tỉnh Quảng Bình và 01 vị trí trên đường Hồ Chí Minh; nhiều tuyến đường nội tỉnh đang ngập lụt, chia cắt.

Về nông nghiệp đã có 6.989ha hoa màu bị ngập, hư hại; 5.876 con gia súc, 685.225 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ dòng nước

Trong và sau mùa mưa, lũ, vô số sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh. Tại nhiều nơi bị cô lập trong khi bị lũ lụt, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, thiếu nước sạch, trong khi đó mầm bệnh từ các vùng nước ngập đọng, từ xác súc vật chết trôi thối rữa tiếp tục lây lan nên có nguy cơ làm bùng dịch bệnh cao hơn. Đặc biệt, thiếu lương thực, thực phẩm khiến sức đề kháng của người dân suy giảm nên rất dễ mắc bệnh.

Một số bệnh phổ biến như bệnh đường tiêu hóa, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, bệnh nước ăn chân, bệnh đường hô hấp….

Người dân vùng lũ cần làm gì để phòng ngừa dịch bệnh?

Để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa bão người dân nên thực hiện các biện pháp sau:

- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn chín và nước đun sôi.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

- Mắc màn khi ngủ cả ban ngày và ban đêm.

- Khi nước rút đến đâu vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh dịch cần đến khám tại các cơ sở  tế gần nhất.

Bên cạnh các phương pháp ngăn ngừa bệnh dịch trên, người dân vùng lũ cần lưu ý việc đeo khẩu trang giúp phòng dịch Covid-19 tránh tình trạnh “dịch chồng dịch”.

Lê Tuyết H+ (T/H)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội