Đề phòng đau ốm khi cho trẻ đi du lịch trong dịp lễ 2/9

Trẻ đi du lịch sẽ dễ bị đau, ốm nên cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh sớm

Cho trẻ đi du lịch cần chuẩn bị những gì?

7 điều cần chú ý khi cho trẻ đi du lịch trong mùa Đông

Bí quyết bỏ túi khi cho trẻ đi du lịch biển

Có nên cho trẻ em ăn mì tôm, mì ăn liền?

Những vấn đề trẻ thường gặp phải khi đi du lịch, mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Trẻ té ngã, bị côn trùng cắn/đốt

Đưa trẻ đi du lịch giúp trẻ tự khám phá thế giới xung quanh nhưng cũng có thể khiến trẻ gặp những rủi ro như trẻ bị ngã, trầy da, bị côn trùng cắn hoặc bị đuối nước. Bố mẹ cần trang bị thuốc sát khuẩn và một vài đồ dùng y tế cần thiết để có thể sơ cứu khi bé gặp tai nạn nhẹ hoặc côn trùng đốt.

Côn trùng cắn/đốt khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, biến chuyến du lịch của trẻ trở thành "ác mộng"

Sốt cao

Trẻ em đi đến vùng đất mới có thể sẽ bị sốt cao đột ngột bởi chưa thích ứng với khí hậu và môi trường. Nếu trẻ sốt cao mà không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi trẻ bị sốt, hãy dùng khăn ấm lau người cho trẻ hạ sốt. Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng nếu không cải thiện, hãy đưa trẻ vào viện gần nhất để được điều trị kịp thời.

Dị ứng

Đến một vùng đất mới với thời tiết khác biệt có thể khiến trẻ bị dị ứng thời tiết hoặc dị ứng phấn hoa, khiến bé ngứa ngáy khó chịu, đau đớn và thậm chí bị sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Một số biểu hiện của dị ứng như: Nổi mẩn ngứa trên da, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, tiêu chảy... 

Trẻ em đi du lịch có thể bị dị ứng thời tiết, thức ăn, phấn hoa... khiến trẻ khó chịu

Tiêu chảy

Trẻ em rất dễ bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ, không cho trẻ ăn những đồ ăn nguội lạnh ở hàng quán ven đường. Nên mang theo những thức ăn khô đề phòng khi trẻ bị đói. Đối với những trẻ còn ăn sữa, bố mẹ nên mang đủ lượng sữa cho trẻ trước khi đi chơi xa.

Trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ mất nước và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Một vài triệu chứng nguy hiểm: Trẻ khát nước liên tục, mệt mỏi, khóc không nước mắt, tiểu ít, miệng khô, phân có máu, nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C, nôn mửa liên tục...

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhưng không có các triệu chứng nguy hiểm trên thì có thể cho trẻ ăn thực phẩm có nhiều chất điện giải, bù dịch như oresol hoặc viên hydrite.

Nếu trẻ bị tiêu chảy, nên cho trẻ uống bù dịch oresol

Bệnh về đường hô hấp

Thời tiết giao mùa trong dịp lễ 2.9 năm nay mưa - nắng, nóng - lạnh thất thường, trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và nặng nhất là bệnh viêm phổi. Đặc biệt là những trẻ đi du lịch xa - nơi mà nhiệt độ môi trường có thể thay đổi đột ngột, sẽ rất dễ khiến trẻ bị cảm, sổ mũi, viêm họng... khiến chuyến đi trở thành "cực hình" đối với trẻ.

Lưu ý đặc biệt khi cho trẻ em đi chơi dịp lễ 2.9 

Bố mẹ nên theo dõi địa điểm du lịch muốn đến trong dịp lễ năm nay, vì đang có dịch sốt xuất huyết ở một số tỉnh thành. Nếu thấy địa điểm du lịch định tới có dịch bệnh lưu hành thì hãy cân nhắc lại kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

- Khi cho trẻ ra ngoài chơi cần cho trẻ mặc thoáng mát, thoải mái và nên đội mũ cho trẻ.

- Không nên đưa trẻ đến nơi đông người, không để trẻ tiếp xúc với người đang bị cảm hoặc ho. Tránh hôn trẻ kẻo lây bệnh đường hô hấp cho trẻ.

- Nên cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, chơi các trò vận động nhẹ nhàng để tránh mất sức.

- Không để trẻ bị dính nước mưa để trẻ không bị nhiễm lạnh.

- Hạn chế cho trẻ tắm quá nhiều, tắm lâu ở biển, bể bơi để tránh bị nhiễm lạnh. Khi trẻ tắm xong, cần lau người cho khô hẳn rồi mới mặc quần áo để tránh bị hăm da. 

- Khi đi chơi về phòng, dù nóng hay lạnh cũng không để trẻ ngồi trước điều hòa, ngồi thẳng quạt hoặc đi tắm ngay. Gió lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ bất thường sẽ khiến trẻ dễ bị ốm.

 - Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phải khoa học, đúng như thời gian biểu hằng ngày ở nhà của trẻ.

- Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng vi khuẩn gây bệnh. 

- Ngoài ra, nên cho trẻ nhớ số điện thoại của bố mẹ, người thân, địa chỉ nhà phòng khi trẻ bị lạc đường. Nếu chưa yên tâm, bố mẹ có thể viết địa chỉ ra mảnh giấy và nhét vào túi hay những vật dụng gần gũi với bé nhất để phòng khi bé đi lạc vẫn có thể nhờ mọi người giúp đỡ.

- Dạy trẻ không được đi theo người lạ, nếu bị lạc thì nên đến tìm công an để nhờ giúp đỡ. 


An Thu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp