Bổ sung vitamin A để phòng chứng khô mắt ở trẻ
Dấu hiệu thừa vitamin A
Khi nào cần bổ sung vitamin A, D, E?
Trẻ thiếu vitamin A và hệ lụy
Khoảng 14% trẻ dưới 5 tuổi thiếu vitamin A
Vitamin A thường bị bỏ qua trong bữa ăn
Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển. Vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và nón ở võng mạc. Nếu thiếu vitamin A gây triệu chứng quáng gà. Ngoài ra, vitamin A tác dụng trên biểu mô kết - giác mạc, giúp biểu mô giữ độ trong bóng. Thiếu vitamin A đưa tới khô, nhuyễn biểu mô kết - giác mạc gây mù.
Dấu hiệu khô mắt ở trẻ
Biểu hiện sớm nhất của bệnh là quáng gà: Trẻ nhỏ đi lại khó khăn vào buổi tổi, hay va vấp phải các đồ vật trong nhà, hoặc phải lần theo tường để đi. Trẻ lớn hơn không dám chạy theo bạn đùa nghịch, thường ngồi yên ở góc nhà hoặc bậc cửa. Khi ăn, có thể trẻ xúc trượt đĩa thức ăn. Trẻ bé hơn có thể hay theo nhầm người khác tưởng là mẹ.
Giai đoạn khô kết mạc (tức là khô lòng trắng mắt): Bình thường lòng trắng mắt của trẻ phải ướt đều, bóng láng, trong suốt. Khi bị khô mắt, lòng trắng mắt bị khô, trở nên sần sùi, sừng hoá, không còn ướt bóng nữa. Dần dần, lòng trắng mắt trở nên mờ đục, đổi thành màu vàng nhạt hoặc xám nhạt, nhăn nheo. Trên lòng trắng xuất hiện những đám bọt xốp màu trắng như bọt xà phòng. Lúc này trẻ hay chớp mắt, hay cụp mắt nhìn xuống khi ra sáng.
Giai đoạn khô nhuyễn giác mạc (khô lòng đen): Bình thường lòng đen phải nhẵn bóng, ướt đều, trong suốt, trông đen nhánh. Khi bị khô mắt, lòng đen mắt trở nên mờ đục, sần sùi, trông lờ mờ như tấm kính bị bám hơi nước. Nếu không được điều trị kịp thời, rất nhanh chóng, chỉ trong vài ngày lòng đen mắt bị nhuyễn nát, loét ra, tạo thành ổ loét có màu vàng bẩn, rồi mắt bị thủng và nhiễm khuẩn. Nếu đến giai đoạn này mới đưa trẻ đi bệnh viện khám chữa bệnh thì đã muộn, nhất định sẽ để lại sẹo giác mạc gây mù loà cho trẻ, thậm chí có thể khoét bỏ nhãn cầu. Các trẻ bị khô mắt thường kèm theo các bệnh nặng toàn thân khác như suy dinh dưỡng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá kéo dài, viêm phổi viêm phế quản, sởi..., có thể dẫn đến tử vong.
Đặc điểm khô mắt ở trẻ em
Bệnh thường xảy ra trên các trẻ em suy dinh dưỡng: Trẻ càng nhỏ và suy dinh dưỡng càng nặng thì khô mắt dễ đưa tới biến chứng nặng.
Bệnh thường xuất hiện sau một đợt ốm kéo dài, đặc biệt là sốt phát ban sởi, viêm phổi, sơ nhiễm lao, rối loạn tiêu hóa… đó là nguyên do trực tiếp gây sự rối loạn chuyển hóa trên cơ địa đã thiếu sẵn vitamin A.
Chứng khô mắt thường xuất hiện sau đợt ốm kéo dài ở trẻ
Trẻ bị bệnh thường thuộc thành phần nghèo, gia đình đông con, cha mẹ không hiểu biết nhiều, không được bú sữa mẹ, có những tập quán kiêng cữ không hợp lý trong ăn uống trong quá trình trẻ bị bệnh.
Biện pháp phòng tránh
Khi trẻ có các biểu hiện khô mắt do thiếu vitamin A, cần cho trẻ đi khám bệnh ở cơ sở y tế gần nhất khám mắt và toàn thân để điều trị kịp thời. Để điều trị khô mắt do thiếu vitamin A ở trẻ các bác sỹ thường cho trẻ uống uống vitamin A (Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 UI/ngày; Trẻ dưới 1 tuổi: 100.000 UI/ngày). Trẻ được uống liên tục trong 3 ngày, sau 1 tuần uống nhắc lại một liều như trên. Ngoài ra, với những trẻ bị loét giác mạc, để chống bội nhiễm sẽ được chỉ định kháng sinh nhỏ mắt.
Để phòng ngừa khô mắt do thiếu vitamin A ở trẻ cha mẹ cần cho trẻ uống vitamin A 6 tháng/lần. Trẻ trên 1 tuổi: 200.000 UI; Trẻ dưới 1 tuổi: 100.000 UI.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp đủ vitamin A và carotene. Vitamin A chỉ có trong thức ăn động vật, nhưng carotene vốn sẵn có ở rau có màu xanh đậm, các loại củ quả có màu da cam. Nên nghiền rau, cà rốt nấu súp hay bột cho trẻ ăn. Các loại thức ăn giàu carotene như rau muống, rau ngót, rau diếp, lá hành, gấc… thường kèm theo nhiều chất dinh dưỡng quý khác như riboflavin, vitamin C, calci, sắt và các yếu tố vi lượng. Thức ăn cho trẻ có thêm chất béo để hỗ trợ hấp thu carotene.
(Lưu ý: Chữa bệnh cho bé theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa)
Bình luận của bạn