Hàng ngày, bà Lan và chồng (ngoài 90) vẫn cần mẫn tìm và phơi các vị thuốc
Liệu thầy thuốc- bệnh nhân có thể “thương” nhau?
Những bệnh... do thầy thuốc gây ra
Biến chứng y khoa có phải do thầy thuốc cẩu thả?
Bệnh xơ gan và tâm sự thày thuốc
Nỗi buồn của những người thầy thuốc
Trong sự xô bồ của cuộc sống bon chen kiếm tiền để làm giàu, có người vì tiền mà mất hết nhân tính thì vẫn có người hy sinh thầm lặng. Sự hy sinh đó xuất phát từ cái tâm của người mẹ. Đó là Bà lang xứ Lạng Nguyễn Thị Lan. Bà được mọi người biết đến với biệt tài dùng lá nam chữa được nhiều bệnh như sỏi thận, dạ dày, khớp, tim, thoái hóa cột sống, trĩ, rối loạn tiền đình, bỏng, sản hậu và đặc biệt bà lấy lá tắm cho hầu hết các chị em sinh con trong thôn xã.
Những kỷ niệm khó quên
Trong ngôi nhà ngói nhỏ của bà lang Nguyễn Thị Lan có rất nhiều giấy khen do: Hội Đông y xã, huyện, tỉnh chứng nhận liên tiếp trong nhiều năm liền. Nghề thuốc của bà học được là do thím ruột vốn là bác sỹ thời Pháp thuộc dạy, từ khi bà 13 tuổi. Bà kể: “Thím không có con nên dành hết tâm huyết, kinh nghiệm y học truyền nghề cho tôi”. Năm 23 tuổi bà đi công nhân. Khi còn công tác bà chỉ vận dụng chữa cho con cháu trong nhà, về nghỉ hưu, bà mong mỏi được bốc thuốc, chữa bệnh cứu người. Thuốc của bà được lấy từ quanh vườn nhà và trên núi cao Khau Kiêng, Lạng Sơn. Thuốc muốn bảo quản được lâu thì cần chặt nhỏ phơi khô, hầu như ngày nào vợ chồng bà cũng không được nghỉ ngơi với cả sân thuốc mà vị nào cũng cần được phơi đều nắng.
Đến nay, bà đã có hơn 30 năm bốc thuốc. Ban đầu là những người hàng xóm quanh nhà. Tiếng lành đồn xa chẳng mấy chốc cả huyện vùng núi Bắc Sơn (Lạng Sơn) và rồi cả nước đều biết đến tài bốc thuốc của bà. Do vợ chồng bà có lương hưu và không nặng về kinh tế, nên để có được thang thuốc dù mất rất nhiều thời gian và kỳ công, nhưng bà xác định làm việc thiện với cái tâm làm phúc miễn là người bệnh uống sao cho khỏi bệnh, có nhiều trường hợp chữa khỏi bà mới lấy tiền. Nhiều trường hợp trong diện khó khăn bà không lỡ lấy tiền mà còn tận tình giúp đỡ.
Có trường hợp như bà Chi ở cùng làng gia đình khó khăn đi bệnh viện khám thì mắc nhiều bệnh như: Sỏi mật, sỏi gan, sỏi thận, chạy chữa khắp nơi cũng không khỏi cuối cùng đã đến nhờ bà lấy thuốc cho, sau vài tháng uống thuốc thì bà đi bệnh viện khám lại kết quả không ngờ là sỏi đã tan ra hết hoàn toàn. Do biết được hoàn cảnh và tình chị em làng xóm bà nhất quyết không lấy tiền. Không biết lấy gì để trả ơn do đó tết vừa rồi bà đã mang biếu 2 con gà trống thiến của nhà tự nuôi được.
Có chú Thảo cạnh nhà bà không may rơi vào chảo nấu đường mía, bị bỏng rất nặng đến mức chín hết thịt đã đến bệnh viện chữa trị mà vẫn bị nhiễm trùng, sau đó gia đình đã quyết định đưa về nhà và đến nhà bà nhờ giúp đỡ, bản thân bà cũng do dự không dám chắc mình có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, trước khi cho bệnh nhân dùng các thang thuốc lá nam. Bà yêu cầu người bệnh ký vào bản cam kết do hai bên cùng thảo ra. Sau một tháng, kết quả bất ngờ ngoài sức trông đợi của tất cả mọi người, người bệnh gần như bình phục đã đi lại bình thường và làm các việc nhẹ nhàng.
Anh Hoàng Văn Phụng (xã Đồng Ý, Bắc Sơn) đã lấy thuốc khớp cho mẹ khỏi bệnh. Giờ, anh lại đến lấy thuốc sản hậu cho vợ. Có anh ở Hà Tây, ngã từ nóc nhà xuống bị gãy nhiều xương, bệnh viện trả về chấp nhận làm người tàn phế ngồi một chỗ nhưng sau đôi tháng dùng thuốc của bà, anh đã đi lại giúp vợ làm những việc nhẹ nhàng nấu cơm, quét nhà. Ông hiệu trưởng cấp 1, 2 xã Chiến Thắng, Bắc Sơn, Lạng Sơn bị bệnh đường ruột, cổ sưng đau không thể nuốt trôi được thức ăn, đến nhà bà lấy 20 thang thuốc uống thì khỏi bệnh. Riêng bà Vạn người dân tộc (60 tuổi) người trong huyện, cách đây 3 năm bị viêm cầu thận, xuống bệnh viện dưới Hà Nội chữa trị thì các bác sỹ yêu cầu phải thay thận với giá 30 triệu đồng, không có tiền, bà Vạn chấp nhận về nhà đợi chết, nhưng nhờ có 5 thang thuốc của bà mà bệnh tình thuyên giảm đến ngạc nhiên. “Giờ bà ấy vẫn đủ sức đi hát then đấy”, bà Lan kể. Đặc biệt là có anh ở Quảng Nam thuộc diện nghèo bị đau dạ dày nặng hơn 10 năm nay, đi viện và chữa trị khắp nơi mất nhiều tiền không khỏi, cuối cùng anh nghe tin biệt tài bốc thuốc nam của bà. Anh không gọi điện mà viết thư ra Lạng Sơn xin thuốc. Bà đã sẵn sàng bốc thuốc chữa bệnh cho anh. Bà còn mất công thuê người mang thuốc lên bưu điện huyện và mất cước phí gửi cho anh.
Số lượng bệnh nhân đến lấy thuốc đông, bà cũng không thể nhớ hết được tên bệnh nhân của mình, bà chỉ loáng thoáng nhớ đến quê quán địa chỉ họ, nhưng chỉ cần họ nhắc đến bệnh tình thì bà lại nhớ rất chuẩn. Chồng bà đã gần 90 tuổi, nhưng vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn nhờ những thang thuốc của bà. Hiện giờ, ông bà uống nước lá nam thay nước lọc hàng ngày. Mỗi khi có khách lấy thuốc, ông lại tỉ mẩn ghi lại từng tên tuổi, địa chỉ của người bệnh lấy thuốc, bệnh gì đã lấy được bao nhiêu thang. Ông nói: “Phải ghi cụ thể, tỉ mỉ để theo dõi xem người bệnh tiến triển đến đâu để bà còn điều chỉnh các vị thuốc”.
Từ núi rừng xứ Lạng đến đất Hà Nội
Tuổi mỗi ngày một cao, nên bà Lan đã truyền dạy cho cô cháu ngoại duy nhất nghề thuốc. Sự cần cù chịu khó và yêu nghề, đến nay cô cháu ngoại cũng đã tự mình bốc được thuốc chữa bệnh khớp, dạ dày và gan. Chuyển về sinh sống ở Hà Nội, cô cháu gái mới gần 30 tuổi đã tự mình mang những cây lá nam từ núi rừng xứ Lạng để cứu chữa bao người không may mắc bệnh. Nỗi lo thất truyền nghề thuốc của bà lang già ngày nào đã được hóa giải.
Không những thế, tiếng tăm của bà lang còn theo từng gói thuốc nhỏ xuất ngoại sang tận xứ người trời Tây. Đó là những người dùng thuốc của bà, thấy tốt họ lại gọi điện nhờ người thân ở quê nhà đến cắt thêm thuốc đợi có người sang lại gửi theo cùng. Bà chữa cho nhiều người khỏi bệnh, nhiều người muốn thông tin rộng rãi hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng bà ngăn, bởi “Nhỡ có người không khỏi, mọi người lại cười cho”. Như thế mọi người càng khâm phục bà hơn bởi sự hy sinh thầm lặng không cần lưu danh.
Bình luận của bạn