Tiền đình là bộ phận phức tạp, nằm ở phía sau ốc tai hai bên, có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế, điệu bộ và các cử động phối hợp như cử động mắt, đầu, thân mình. Rối loạn tiền đình khiến người bệnh bị mất thăng bằng, quay cuồng, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt…
Tiền đình là một bộ phận phức tạp và có vai trò quan trọng
Rối loạn tiền đình hiện đang ngày càng phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi lão niên, trung niên, phụ nữ tiền mãn kinh và người lao động trí óc.
Triệu chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình thường xuất hiện với cơn cấp tính. Cơn có thể tự xuất hiện hoặc người bệnh bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài như tiếng động mạnh, xung đột, cãi vã…
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình được chia thành 2 dạng: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.
- Rối loạn tiền đình ngoại biên: Người bệnh thường cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng. Trường hợp nặng, bệnh nhân không thể đi đứng được, chóng mặt kèm theo nôn ói rất nhiều, ù tai, giảm thính lực, đau đầu và khó tập trung.
-
Rối loạn tiền đình trung ương: Người bệnh
bị thiểu năng tuần hoàn não, chóng mặt và nôn ói thường xuyên, dai dẳng.
Người bị rối loạn tiền đình thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
Nguyên nhân của rối loạn tiền đình
Nguyên nhân chủ yếu của rối loạn tiền đình là do hiện tượng thiếu máu não. Động mạch mang máu đến nuôi não bị thiểu năng do xơ vữa, huyết áp thấp, thoái hóa đốt sống cổ gây ra tình trạng chèn ép mạch máu khiến não không được bơm lên não đầy đủ.
Ngoài ra, các vấn đề thần kinh như stress, căng thẳng, tâm lý bất an, chấn thương sọ não, nhiễm trùng, nhiễm độc, ô nhiễm môi trường… cũng là những nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình.
Điều trị rối loạn tiền đình
- Bệnh nhân rối loạn tiền đình cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh
- Xác định điều trị rối loạn tiền đình cần kiên trì trong khoảng thời gian dài
- Kết hợp nhiều biện pháp điều trị: tập luyện, dùng thuốc, vật lý trị liệu…
- Thiết lập môi trường sống yên tĩnh, tránh ánh sáng và tiếng ồn mạnh
-
Người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để
nhận định đúng nguyên nhân, mức độ bệnh để từ đó có hướng điều trị phù hợp để
loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Phòng ngừa rối loạn tiền đình
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không nên ngồi phòng lạnh và ngồi trước máy vi tính quá lâu
Hạn chế ngồi trước máy vi tính quá lâu
- Duy trì chế độ ăn uống hợp vệ sinh, sinh hoạt lành mạnh
- Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ, gáy
- Giảm thiểu căng thẳng, lo lắng, hoảng hốt.
Ý kiến chuyên gia: Theo GS.TS Lê Văn Thính, trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, giới văn phòng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao do làm việc trong môi trường nhiều áp lực, ít vận động và thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, phòng lạnh kín nên cột sống vùng cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày sẽ co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn điều hòa máu lên não… |
Bình luận của bạn