Ảnh hưởng của mất ngủ
Vậy, mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức
khỏe? Bên cạnh việc gây tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung, lúc nào cũng buồn
ngủ, chán ăn, giảm tính tích cực trong cuộc sống... mất ngủ còn gây nên những
tình trạng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đó là sự suy giảm hệ miễn dịch, làm nặng
hơn căn bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, làm tăng diễn biến tâm lý bất thường ở
người bệnh, tăng tai biến mạch não...
Mất ngủ - rối loạn giấc ngủ làm giảm sức đề kháng
Đây là nghiên cứu của các nhà khoa học của trường Đại học Yale (Mỹ) với sự liên quan giữa giấc ngủ với một gene điều hành hệ miễn dịch của cơ thể. Khi gene này hoạt động tốt, hệ miễn dịch sẽ chống chọi với vi khuẩn và virus hiệu quả nhất, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với bạn có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn. Nhưng khi nhịp sinh hoạt rối loạn – giấc ngủ không đầy đủ, cơ thể trở nên mẫn cảm hơn với bệnh tật. Ngủ không đủ giấc khiến con người dễ mắc bệnh hơn. Đặc biệt là giấc ngủ ở người bệnh thường rất dễ bị gián đoạn bởi tiếng ồn và ánh sáng.
Theo một số chuyên gia, một số người cần đến 9,25 giờ/đêm
cho giấc ngủ, nhưng trung bình là 8 giờ/đêm. Mất đi 90 phút của giấc ngủ, bạn sẽ
bị giảm 32% sự tỉnh táo vào ban ngày. |
Cũng vẫn là cảnh báo của các nhà nghiên cứu của trường Đại học Yale (Mỹ). Mất ngủ với bất cứ lý do gì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn làm ảnh hưởng đến tâm lý – có biểu hiện ra bên ngoài thông qua những cách xử sự tiêu cực của người bị mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy, não của những người bị mất ngủ thường xuyên bị tác động rất lớn và thường thiếu đi sự minh mẫn. Điều này cũng dẫn tới khả năng giữ trạng thái cân bằng, kiểm soát ý nghĩ và hành động của họ bị xáo trộn khiến họ dễ nổi cáu, nóng giận, buồn chán vô cớ... Những người mất ngủ thường xuyên cũng thường ở tình trạng stress, căng thẳng, suy nhược, thiếu đi sự tư duy logic, và điều này thường đẩy người bệnh đi tới những suy nghĩ luẩn quẩn, kèm theo đó là những hành vi xử sự biến đổi bất thường…
Mất ngủ làm tăng nguy cơ đau tim
Vấn đề này thường gặp hơn ở phụ nữ, theo cảnh báo của các nhà nghiên cứu Na-uy. Theo nghiên cứu này, mất ngủ có thể tác động đến tăng huyết áp hoặc viêm một phần nào đó ở tim – những yếu tố nguy cơ gây đau tim cao. Con số nguy cơ chính xác là 45% so với những người không gặp vấn đề về giấc ngủ ở những người khó ngủ, những người ngủ ngắn là 30% và những người không cảm thấy khỏe khoắn sau khi ngủ dậy là 27% so với những người không gặp vấn đề tương tự. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xem xét các yếu tố có thể gây mất ngủ như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, huyết áp, cholesterol, đái tháo đường, cân nặng, tập luyện, làm ca, trầm cảm và lo âu. 33% dân số nói chung bị ít nhất một triệu chứng mất ngủ, kể cả nam giới và phụ nữ. Những người này, trong vòng 10 năm sau đó, có những vấn đề của bệnh tim mạch.
Làm thế nào để ngon giấc?
Những biểu hiện phổ biến của bệnh mất ngủ là chỉ
ngủ thiếp đi một khoảng thời gian ngắn, khó dỗ giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ
kéo dài và liên tục… |
Đa phần người bệnh hiện nay thích dùng thuốc để điều trị, nhưng sử dụng thuốc thường xuyên khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc và mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Thuốc chỉ được các bác sỹ sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị bên cạnh một yêu cầu vệ sinh tâm lý giấc ngủ. Đó là:
- Tạo thói quen thức ngủ đúng giờ.
- Tránh xa các chất kích thích gây mất ngủ, kể cả thực phẩm.
Các động tác yoga sẽ hỗ trợ bạn có giấc ngủ ngon hơn, dễ dàng hơn
- Tránh căng thẳng tâm lý, stress.
- Xây dựng một chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý, hài hòa.
- Sử dụng các biện pháp massage, bấm huyệt, tắm nước ấm trước khi ngủ.
Theo các chuyên gia tư vấn của Health+, trước khi bước vào giai đoạn mất ngủ thật sự, mỗi người thường trải qua giai đoạn khó ngủ? Vậy, làm thế nào để "dỗ" giấc ngủ trong giai đoạn này? |
Bình luận của bạn