Đại diện các cơ quan quản lý cùng thảo luận tại tọa đàm về vấn nạn quảng cáo vi phạm trong lĩnh vực TPCN - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+
Kiểm soát quảng cáo thực phẩm chức năng: Cần gì để tạo thị trường lành mạnh?
Ban hành Quy chế đạo đức quảng cáo thực phẩm chức năng
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo 6 TPBVSK vi phạm quy định quảng cáo
Cảnh báo dùng ảnh bác sĩ để quảng cáo Viên sủi An thần như thuốc chữa bệnh
Dùng quy chế đạo đức để ngăn chặn vi phạm
Tại tọa đàm “Đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng” do Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF) tổ chức sáng 29/5, đại diện nhiều cơ quan chức năng cho biết, việc quản lý và xử phạt các vi phạm về quảng cáo trong lĩnh vực TPCN còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định, hiện nay trên không gian mạng, bằng công nghệ và trí tuệ nhân tạo, ta có thể dễ dàng tạo ra những trang chạy quảng cáo (landing page) cho thực phẩm chức năng. Vấn đề đạo đức thường chỉ áp dụng với con người nên việc này ngày càng trở nên khó kiểm soát, nhất là khi luật pháp và các định chế khác chưa theo kịp".
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay, quản lý vi phạm về quảng cáo TPCN nói chung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe nói riêng đều có quy định pháp luật, chế tài xử phạt. Cái khó cho cơ quan chức năng là sai phạm thường xảy ra trên nền tảng mạng xã hội có máy chủ ở nước ngoài.
Các chuyên gia tham dự buổi tọa đàm hầu hết cũng có cùng quan điểm và mong muốn phải có được hình thức xử lý phù hợp nhất, chính xác nhất để đảm bảo vấn đề đạo đức trong việc quảng cáo TPCN.
Cần có một “bộ lọc” đầu tiên
Cũng tại tọa đàm, DS. Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam thông tin, trên mạng xã hội tồn tại hiện tượng thuốc Đông y và sản phẩm không phép đang quảng cáo “trá hình” TPCN, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Ông đề xuất xây dựng một ứng dụng mạng xã hội giúp người dân phản ánh và nhận diện các vi phạm trong quảng cáo TPCN dưới hình thức gắn nhãn “xanh - đỏ” cho các sản phẩm (màu xanh là các sản phẩm được Hiệp hội khuyến nghị sử dụng, còn màu đỏ là cần thận trọng khi sử dụng). Hiện mô hình này đang được triển khai trên Tạp chí Sức khỏe+, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội, trong chuyên mục Đèn xanh - Đèn đỏ.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong đánh giá giải pháp này có tính khả thi, bởi từ năm 2014, Cục An toàn thực phẩm đã sớm triển khai dịch vụ công trực tuyến. Tất cả các sản phẩm TPBVSK được cấp phép lưu hành đều có thông tin công khai trên website Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Cục.
Đóng góp tại tọa đàm, ông Nguyễn Ngọc Thanh – Trưởng ban báo Nhân dân Điện tử cho rằng, VAFF nên nâng cao vai trò tham mưu cho Cục An toàn thực phẩm, thành lập một hội đồng đánh giá những sai phạm trong quảng cáo TPCN. Đây là bộ lọc đầu tiên giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng phát hiện các vi phạm. Đồng thời, Hiệp hội tiếp tục mở rộng kết nạp hội viên, bảo vệ quyền lợi và vinh danh các doanh nghiệp làm ăn tử tế.
Quan điểm này cũng nhận được sự ủng hộ của ông Phạm Đức Thái - Phó Tổng Biên tập website Đảng Cộng sản. Ông Thái cho rằng, Hiệp hội TPCN Việt Nam nên công bố các sản phẩm, đơn vị được cấp phép quảng cáo thực phẩm chức năng đáng tin cậy; Đồng thời thống kê các sản phẩm nhập nhèm, trá hình. Đây là thông tin không chỉ hữu ích với người tiêu dùng, mà cũng cần thiết cho các cơ quan thông tấn, báo chí.
Từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam thu hút hơn 200 hội viên tập thể là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối TPCN. Giải thưởng sản phẩm vàng Vì Sức khỏe cộng đồng được Hiệp hội tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và hiệu quả. Nhằm giúp xã hội hiểu đúng - làm đúng - dùng đúng TPCN, thời gian tới, Hiệp hội tiếp tục tuyên truyền Quy chế đạo đức trong quảng cáo TPCN đến các hội viên để lập lại trật tự, kỷ cương trong thị trường.
Bình luận của bạn