Bản quy chế mới này sẽ giúp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo TPCN hiện nay - Ảnh: Hiệp Nguyễn
VAFF: Sát cánh cùng quản lý nhà nước trị căn bệnh “đau đầu”
Tầm nhìn mới và vai trò “bà đỡ” của VAFF
Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF) tham gia Hội nghị lần thứ 45 Đại hội đồng Codex quốc tế (CAC45)
PGS.TS Trần Đáng cùng các hội viên VAFF tham dự iPHEX 2022
Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) nhấn mạnh thực trạng nhức nhối, gây bức xúc trong ngành Thực phẩm chức năng (TPCN) hiện nay là tồn tại 4 hình thái vi phạm trong quảng cáo TPCN.
4 hình thái này bao gồm: Những quảng cáo sai sự thật, lừa gạt, giả mạo; Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm; Quảng cáo mơ hồ gây hiểu nhầm; Quảng cáo nhắm vào các đối tượng nhạy cảm như người bệnh ung thư.
Hiện tượng sai phạm trong quảng cáo TPCN không chỉ gây hậu quả "tiền mất, tật mang" cho người tiêu dùng, mà còn làm giảm giảm uy tín của ngành TPCN, làm lẫn lộn giữa các doanh nghiệp làm ăn chân chính với doanh nghiệp làm ăn gian dối, đánh đồng sản phẩm thật và sản phẩm giả…
Giải thích về nguyên nhân vẫn tồn tại các sai phạm trên, PGS.TS. Trần Đáng cho biết có 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất là vì luật pháp hiện vẫn chưa nghiêm, chưa đầy đủ, chưa phù hợp (chưa có 1 văn bản luật pháp chuyên về TPCN như các nước đã có luật TPCN); Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15 còn nhiều điều chưa phù hợp, từ đó khiến hệ thống quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm… cũng chưa được hoàn thiện; Cuối cùng là quy chế pháp luật cho người quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo chưa đầy đủ.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng TPCN, VAFF đã ban hành Quy chế đạo đức trong quảng cáo TPCN. Quy chế gồm 5 chương, 16 điều, chỉ ra cụ thể những hành vi được coi là vi phạm trong quảng cáo TPCN, nêu rõ những chuẩn mực đạo đức trong quảng cáo và các biện pháp hạn chế vi phạm đạo đức quảng cáo.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: “Về mặt quy định pháp luật, chế tài xử phạt chúng ta đã có. Ví dụ trong Nghị định 15 có nội dung đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe là người phát hành quảng cáo, người có sản phẩm quảng cáo chỉ được quảng cáo khi đã được cơ quan chuyên môn thẩm định nội dung, và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được thẩm định. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có thực trạng quảng cáo sai sự thật, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội. Đây thực sự là cái khó cho cơ quan quản lý”.
Do đó, đại diện cho phía cơ quan quản lý, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong cho biết rất tán thành, trân trọng việc VAFF đã xây dựng bản Quy chế đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng, nhằm “sát cánh” cùng các cơ quan quản lý Nhà nước lập lại trật tự, kỷ cương trong thị trường TPCN, đưa ngành TPCN phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bình luận của bạn