Kiểm soát quảng cáo thực phẩm chức năng: Cần gì để tạo thị trường lành mạnh?

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Thanh Lâm đề xuất tạo danh sách “đen” về các công ty nhiều rủi ro - Ảnh: Hiệp Nguyễn

Thực phẩm chức năng dạng nước thành xu hướng mới

Dùng thực phẩm chức năng cần tránh 6 cách kết hợp này

8 sản phẩm thực phẩm chức năng được ưa chuộng tại Hàn Quốc

Bộ Y tế công bố một số sửa đổi quy định về quản lý TPCN

Cần đưa danh sách “đen” về các công ty, doanh nghiệp thực phẩm chức năng rủi ro

Trước sự phát triển, thay đổi trong các mô hình truyền thông, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh việc trở thành người tiêu dùng thông thái trong thời điểm hiện nay là rất khó. Theo đó, ngay cả những người tiêu dùng thông minh nhất cũng có thể bị lừa.

Nguyên nhân cho thực trạng này là bởi hiện nay, đơn vị phát hành quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) rất đa dạng. Không đơn thuần chỉ là các cơ quan báo chí điện tử, đơn vị phát hành quảng cáo hiện nay còn có thể là những trang thông tin không phép, những nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới (như Facebook, Tiktok, YouTube)… Nguyên nhân của việc bùng nổ các hình thức quảng cáo trên những nền tảng này là do thói quen thích xem nội dung miễn phí của người dân.

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo có thể khiến việc kiểm soát quảng cáo TPCN khó khăn hơn

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo có thể khiến việc kiểm soát quảng cáo TPCN khó khăn hơn

Nguy hiểm hơn, việc phát hành quảng cáo hiện nay không chỉ là đơn vị phát hành quảng cáo, cá nhân, mà còn có thể là các thuật toán (hay trí tuệ nhân tạo - AI). Trong khi vấn đề đạo đức thường được gắn với các đối tượng như người hoặc tổ chức, AI không phải là con người. Do đó, việc xử lý các sai phạm nếu có là rất khó khăn. 

Để giải quyết các vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Lâm đưa ra một số đề xuất như: Cần tìm nguồn kinh tế chi phối không gian mạng để chặn dòng tiền quảng cáo sai phạm; Chặn tên miền quốc tế hoặc xử phạt trong nước với những tên miền, doanh nghiệp vi phạm về quảng cáo; Lập danh sách “đen” những nhãn hàng vi phạm để cảnh báo đến các đơn vị hợp tác, cũng như người tiêu dùng.

Người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trong xã hội phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo TPCN

Chia sẻ ý kiến tại buổi tọa đàm, ông Hồ Tùng Bách, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia nhấn mạnh trách nhiệm của những người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trong xã hội (KOL) trong quá trình cung cấp thông tin, quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử.

Ông Hồ Tùng Bách, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, chia sẻ trong buổi tọa đàm - Ảnh: Nguyễn Hiệp

Ông Hồ Tùng Bách, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, chia sẻ trong buổi tọa đàm - Ảnh: Nguyễn Hiệp

 

Theo ông, nhóm những người này cần có một số trách nhiệm liên đới. Cụ thể, họ cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của thông tin mà mình truyền tải. Để làm được điều này, họ cần chủ động xác minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin mà mình tiếp nhận, quảng cáo, không thể tin tưởng 100% vào doanh nghiệp.

Bản thân người có ảnh hưởng khi cung cấp thông tin, hàng hóa dịch vụ cần thông báo cho người tiêu dùng biết đây là hoạt động thực hiện trong khuôn khổ có ký kết hợp đồng, thỏa thuận, tài trợ với doanh nghiệp; Tránh chia sẻ cảm nhận cá nhân, làm ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng.

Ngoài ra, ông Hồ Tùng Bách cũng cho biết vì nguồn lực còn hạn chế nên các cơ quan quản lý vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiền kiểm, hậu kiểm. Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, ông Bách cho biết Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đang cố tạo điều kiện thuận lợi về chủ trương, chính sách để chính người tiêu dùng, các tổ chức xã hội, hiệp hội… có thể cùng tham gia giám sát sự tuân thủ, thực thi của doanh nghiệp, từ đó phát huy vai trò để đảm bảo quyền lợi của chính họ.

Gắn nhãn “đèn xanh - đèn đỏ” cho các sản phẩm TPCN

Để giúp người tiêu dùng dễ nhận diện các sản phảm TPCN năng “trá hình”, phát hiện các vi phạm trong quảng cáo, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) đề xuất cần có một hội đồng đánh giá các vi phạm, quảng cáo sai.

Trước mắt, VAFF đề xuất hình thức gắn nhãn “đèn xanh - đèn đỏ” cho các sản phẩm thực phẩm chức năng. Trong đó, màu xanh là các sản phẩm được Hiệp hội khuyến nghị sử dụng, còn sản phẩm “đỏ” là cần thận trọng khi sử dụng.

 

Hiện chuyên mục “đèn xanh - đèn đỏ” đã được triển khai trên Tạp chí Sức khỏe+, quý độc giả quan tâm có thể chú ý theo dõi!

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý