Gần đây, loại đá “nửa ngày không tan” được rao bán trên mạng dùng để bảo quản thực phẩm khiến nhiều người tò mò. Khi tiếp xúc với loại đá này, một số người có cảm giác bỏng rát, chóng mặt và buồn nôn.
Theo PGS.TS Trần Hồng
Côn, Khoa Hóa (ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội), thứ “đá nửa ngày không tan” đó được
gọi là đá khô hay còn gọi là đá khói, đá gen, đá sợi, đá CO2, băng khói…
Đá khô được sản xuất từ khí dioxit carbon (CO2), có đặc tính là lạnh sâu tới âm
79 độ C, màu trắng, không mùi, thể rắn, không tan chảy mà thăng hoa, bốc hơi
thành khí. Vì có độ lạnh rất sâu nên đá ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn
và được dùng bảo quản hạt giống khô, ngũ cốc, bột và hay làm chậm quá trình lên
men nướng. Đặc biệt hiệu quả khi dùng làm lạnh thực phẩm, bảo quản mô sinh học,
thiết bị y tế, phục hồi vết lõm trên bề mặt kim loại, sử dụng để vệ sinh máy
móc công nghiệp… và phổ biến trong việc dùng đá khô để bảo quản thi hài. Tuy
nhiên, nếu bảo quản và dùng sai cách, đá khô có thể gây nguy hiểm cho người sử
dụng.

Vì đá khô có độ lạnh rất sâu nên chạm phải da sẽ dính khá chặt, thậm chí có thể làm bỏng lạnh da chỉ trong vài giây, gây chết các tế bào, hoại tử hoặc nặng là phải tháo khớp. Do đó, khi bị dính da tuyệt đối không dứt mạnh để tránh bị lột da. Nếu lỡ chạm vào đá khô, nên đổ thêm nước vào chỗ bị chạm. Nếu lưỡi chạm phải đá khô, nên uống thêm nước để phòng bỏng. Ngoài ra, đá khô có thể gây ngạt thở khi nó thăng hoa thành khí CO2, bởi nó làm giảm nồng độ ôxy trong không khí, khiến người xung quanh bị ngộ độc, biểu hiện là ù tai, choáng, mất tri giác, thở nhanh, ra mồ hôi...

Đặc biệt nguy hiểm là đá khô có thể gây nổ khi áp suất chuyển từ trạng thái đá khô rắn sang trạng thái khí carbon dioxide. Đã có một số trường hợp đá khô phát nổ khi đặt trong thùng hoặc túi kín. Với tiếng nổ to, mảnh thùng có thể gây tổn thương cho người xung quanh, mảnh đá khô có thể găm vào người gây tê cóng, bỏng…
Bình luận của bạn