Cảnh báo bằng hình ảnh tránh được tử vong do thuốc lá

Việc tăng diện tích hình ảnh cảnh báo sức khỏe sẽ có tác động tốt, khiến người hút thuốc cảm thấy ghê sợ những tác hại nguy hiểm do thuốc lá gây ra.

30% bệnh nhân mắc ung thư ở Việt Nam do thuốc lá gây ra

Xét nghiệm cảnh báo ung thư phổi

Hành trình phá hủy của thuốc lá trong cơ thể

Tăng thuế thuốc lá: Vì sức khỏe cộng đồng

Thuốc lá điện tử: Ung thư tăng 10 lần

Tại Việt Nam, từ mùng 1/5 đã in cảnh báo tác hại của thuốc lá bằng hình ảnh, chiếm 50% diện tích bao bì. Trước đó, khi mới áp dụng in cảnh báo tác hại bằng dòng chữ "Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi"; "Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" trên bao thuốc thì hầu hết người tiêu dùng không để ý đến cảnh báo này, không biết về tác hại thực sự của thuốc lá qua những cảnh báo này.

Một nghiên cứu về cảnh báo sức khỏe bằng hình cảnh trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu và Trợ giúp Phát triển cộng đồng thực hiện nghiên cứu năm 2011 cho thấy, có tới 60% đối tượng tham gia nghiên cứu không để ý tới cảnh báo sức khỏe bằng chữ. Gần 60% người tham gia phỏng vấn cho rằng với hai cảnh báo hiện tại, họ cũng không quan tâm hơn tới những ảnh hưởng tới sức khỏe do thuốc lá gây ra và có hơn 40% đối tượng cảm thấy không sợ/ xem thường về mức độ gây sợ hãi của cảnh báo sức khỏe.

WHO hy vọng những hình ảnh này có thể giúp giới trẻ từ bỏ ý định hút thuốc lá

Theo Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh in trên vỏ bao bì thuốc lá được coi là biện pháp kinh tế, không tốn kém, nhưng lại rất có hiệu quả trong việc cảnh báo về những tác hại sức khỏe do việc tiêu thụ thuốc lá gây ra. Một nghiên cứu do Trường Đại học Y tế công cộng tiến hành cho thấy với những hình ảnh “sốc” như: Hút thuốc gây bệnh tim mạch; Hút thuốc gây hôi miệng và hỏng răng; (Hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn; Khói thuốc lá rất có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ nhận được sự ủng hộ của 70 - 90% người dân tham gia nghiên cứu.

Theo Văn phòng chương trình phòng chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế, kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, những cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh thúc đẩy người hút thuốc bỏ thuốc và ngăn cản mọi người, đặc biệt là giới trẻ, khỏi việc bắt đầu hút thuốc. Như tại Brazil, 2/3 số người hút thuốc cho biết các cảnh báo sức khỏe làm họ muốn bỏ thuốc. Tại Canada, hơn một nửa số người hút thuốc (58%) cho biết cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh giúp họ suy nghĩ nhiều hơn về các tác động sức khỏe của việc hút thuốc. Tại Singapore, hơn một phần tư số người hút thuốc (28%) nói rằng họ hút ít thuốc hơn nhờ những cảnh báo sức khỏe, 71% nói rằng họ biết nhiều hơn về những ảnh hưởng tới sức khỏe của việc hút thuốc. Còn tại Thái Lan, 44% người hút thuốc cho rằng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh làm cho họ muốn bỏ thuốc trong tháng tiếp theo, và 53% cho rằng họ nghĩ khá nhiều về những nguy cơ sức khỏe do hút thuốc lá gây ra.

Nepal đã thực hiện bước tiến lớn trong phòng chống tác hại thuốc lá. 90% diện tích bề mặt của bao bì thuốc lá ở Nepal sẽ phải được trưng bày những hình ảnh cảnh báo người tiêu dùng về hậu quả của việc hút thuốc lá. Đây là một quy định nghiêm ngặt nhất trên thế giới về in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, vượt qua cả Ấn Độ khi vừa mới thông qua quy định áp dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm 85% diện tích vỏ bao. Tiến sỹ Tara Sigh Bam, cố vấn kỹ thuật của Liên minh kiểm soát thuốc lá Nepal đã nhận định “Chính phủ Nepal đã tiến một bước mạnh mẽ để bảo vệ sức khỏe của người dân. Những người hút thuốc lá thường không nhận thức dược tác hại cụ thể do sử dụng thuốc lá và do đó có thể đánh giá thấp những rủi ro cho chính họ và những người xung quanh”. Quy định nghiêm ngặt này được đưa ra chưa đầy một năm sau khi Tòa án tối cao của Nepal bác bỏ lời kêu gọi từ các ngành công nghiệp thuốc lá trong việc chống lại quy định áp dụng 75% cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá. Chính phủ cho phép các ngành công nghiệp thuốc lá có sáu tháng để chuẩn bị thực hiện việc in cảnh báo bằng hình ảnh theo quy định mới, và sẽ bắt đầu được thực thi từ ngày 15/5/2015.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội