Cảnh báo: Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện tại Hà Nội

Một độc giả của Health+ cung cấp ảnh chụp thực tế của rắn lục đuôi đỏ xuất hiện tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Hà Nội)

Rắn lục đuôi đỏ: Nhiều do lũ?

Phác đồ điều trị khi bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn

Chuyên gia lý giải hiện tượng bùng phát rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ở Huế

Nhiều người dân ĐBSCL bị rắn lục tấn công

Rất may, con rắn này đã bị "tai nạn giao thông" trước khi kịp gây nguy hiểm cho du khách. Theo như hình ảnh và mô tả về con rắn của độc giả gửi tới Health+ thì con rắn lục đuôi đỏ này thuộc loại khá to so với kích cỡ trưởng thành của loài rắn này.

Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, với cân nặng khoảng 300gram. Tổng chiều dài con đực 600mm, con cái dài 810mm; chiều dài đuôi con đực 120mm, con cái 130mm.

Đây cũng là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.

Bản đồ nơi sinh sống của loài rắn lục xanh đuôi đỏ (màu đỏ) (Ảnh: APPS)

Loài rắn này sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam, hiện nay Cần Thơ cũng có nhưng rất ít. Vừa rồi ở Quảng Ngãi, Bình Định và ở Nam Đàn - Nghệ An cũng xuất hiện. Vào mùa thu đông năm 2014 mới đây, chúng đã phân bố đến thành phố Đà Nẵng.

Đây là lần đầu tiên ở một khu du lịch thuộc địa phận Hà Nội người dân bắt gặp loài rắn này.

Theo phác đồ điều trị khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, người dân cần lưu ý khi chữa trị bởi cách thức không hề giống như khi điều trị vết cắn của các loài rắn khác, nên băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi hoặc garô tĩnh mạch, không garô động mạch. Không để bệnh nhân tự đi lại, bất động chi bị cắn bằng nẹp.

Đặc biệt, không chích rạch tại vết cắn. Ngay sau khi bệnh nhân bị cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc. Nếu đau nhiều, cần giảm đau bằng paracetamol uống. Nếu tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất máu hoặc phản vệ, đặt ngay một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (đặt ở chi khác chi bị cắn) để truyền dịch. Phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay không được để mất quá nhiều thời gian tìm thầy lang, thuốc lá.

Để phòng ngừa bị rắn độc cắn, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên: Phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo… ở sân trước nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn nên áp dụng, nhất là ở những vùng có nhiều rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn.
Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn