Nội tạng lợn có thể ghép được cho người?

Cấy ghép tim, phổi và các nội tạng khác từ lợn

Đầu đứt lìa vẫn có thể cấy ghép?

Cấy ghép mô điện giúp người liệt đi lại bình thường

Tim ngừng đập 20 phút vẫn cấy ghép được

Nhân loại sẽ có thể ghi âm và cấy ghép ký ức?

Hoàn toàn không phải là câu chuyện đùa, bởi nó đã có những bằng chứng xác thực.

Mỗi năm, có khoảng 8.000 người chết trong khi chờ cấy ghép nội tạng. Trong suốt 4 năm, Công ty công nghệ sinh học United Therapeutics (Mỹ) đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu xenotransplantation (cấy ghép giữa các loài) mà cụ thể là cấy ghép nội tạng lợn và đạt được những thành công bước đầu.

Trong quá khứ, các bác sỹ đã cố gắng ghép tim và gan lợn vào cơ thể người, tuy nhiên những nỗ lực đã không đạt được kết quả như mong muốn khi bệnh nhân tử vong và các bác sỹ bị buộc tội giết người. Nguyên nhân là cấy ghép nội tạng từ các loài khác sẽ kích hoạt phản ứng mạnh mẽ hệ miễn dịch của người nhận. Ngay cả những loại thuốc ức chế miễn dịch hiệu quả nhất cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn các phản ứng này.

Theo các nhà nghiên cứu tới từ Revivcor thuộc United Therapeutics, lợn là ứng cử viên sáng giá nhất cho việc cấy ghép bởi nội tạng của chúng có kích thước phù hợp và dễ dàng tìm nguồn cung cấp.

CEO kiêm nhà sáng lập của United Therapeutics, Martine Rothblatt cho hay: "Chúng tôi đã tìm ra cách ức chế loại đường ở lợn có khả năng kích hoạt phản ứng đào thải tức thì ở cơ thể người nhận. Trong những năm qua, chúng tôi đang nghiên cứu cách đưa gene người vào lợn".

Về mặt lý thuyết, phương pháp này khá khả thi bởi cơ thể lợn có nhiều chức năng tương tự con người. Lợn cũng có thrombomodulin - một protein có thể ngăn chặn sự đông máu, tuy nhiên cần phải nghiên cứu, thử nghiệm nhiều hơn để tối ưu hoá khả năng này.

Trong tháng 6, các nhà khoa học đã công bố một cấy ghép thành công một quả thận trên khỉ đầu chó và duy trì trong 136 ngày. Theo một bác sỹ phẫu thuật cấy ghép ở Viện tim, phổi và huyết học quốc gia Mỹ, một trái tim lợn đã lập nên kỷ lục mới khi tồn tại hai năm rưỡi trong cơ thể khỉ đầu chó.

Phổi là bộ phận thử nghiệm tiếp theo, đây cũng là một cơ quan rất khó cấy ghép vì chứa nhiều mạch máu và chịu tác động lớn từ hệ miễn dịch, chi phí nghiên cứu sẽ rất đắt đỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể thực hiện thành công ca cấy ghép phổi từ lợn sang người đầu tiên trong vài năm tới.

Biết Tuốt H+ (Theo Popsci)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn