Chăm sóc bé bị ngạt mũi, khó thở như thế nào?

Ngạt mũi làm cho bé cảm thấy khó chịu

Thận trọng với thuốc chống ngạt mũi cho trẻ em

Ù tai do ngạt mũi kéo dài phải làm sao?

Mẹo nhỏ giúp mẹ xử trí khi bé sơ sinh bị ngạt mũi

7 cách chữa ngạt mũi hiệu quả

Trả lời:

Bác sỹ Nguyễn Thị Oanh Tuyết - Khoa Tổng hợp 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, cho biết:

Chào bạn! Theo thống kê của các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng, khoảng 10% trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, sổ mũi bị biến chứng do bố mẹ thiếu kiến thức chăm sóc, chữa trị cho bé nên bệnh trở nặng thành viêm xoang, viêm phế quản... Nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất gây ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Đôi khi dị ứng cũng làm trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Nếu bé bị ngạt mũi do nhiễm khuẩn hay dị ứng thì bệnh sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 ngày là khỏi. 

Nếu bé bị ngạt mũi do trào ngược acid, viêm xoang khiến dịch mũi đổi màu thì bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần nếu không được chữa trị đúng cách. Ngạt mũi kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé vì vậy bạn nên đưa bé đi khám nếu bé bị ngạt mũi kéo dài. Để phòng tránh ngạt mũi cho bé, tốt nhất bạn không nên để bé đến những nơi có nhiều bụi bẩn. Nếu bé bị ngạt mũi ở mức nhẹ, bạn có thể nhỏ thuốc mũi cho bé, nhưng lưu ý là nên nhỏ thuốc theo đơn của bác sỹ, không tùy tiện sử dụng thuốc với trẻ sơ sinh khi không có chỉ định của bác sỹ, nhất là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Để giảm bớt ngạt mũi cho bé, khi bé ngủ bạn có thể kê thêm gối cho bé; Dùng dung dịch nước muối vệ sinh mũi cho bé hàng ngày để làm loãng các dịch mũi dày, sau đó loại bỏ dịch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi.

Nếu tình trạng ngạt mũi của bé kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! 

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị