Bắt bệnh qua… hơi thở

Hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu của bệnh tật

Phát hiện ung thư dạ dày bằng... hơi thở

Hơi thở có mùi lạ - coi chừng bệnh nguy hiểm!

Những lợi ích không ngờ từ "Hơi thở của quỷ"

Đẩy lùi nỗi ám ảnh hơi thở có mùi

Ung thư dạ dày

Thông thường, tầm soát ung thư dạ dày chủ yếu là sử dụng phương pháp nội soi, tuy nhiên, qua thiết bị kiểm tra hơi thở, bạn cũng có thể đoán biết được căn bệnh này. Kỹ thuật này được gọi là “phân tích nanoarray” có tác dụng xác định mức độ của các hợp chất có liên quan đến bệnh. Mặc dù vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phát triển ở châu Âu nhưng các nhà khoa học tin rằng “phân tích nanoarray” sẽ được sử dụng như một phương pháp sàng lọc hiệu quả trong tương lai gần.

Ung thư phổi

Theo một nghiên cứu năm 2013, sinh thiết và siêu âm để chẩn đoán ung thư phổi có thể được thay thể bằng kỹ thuật kiểm tra hơi thở giúp tiết kiệm chi phí và không xâm lấn. Các nhà nghiên cứu sử dụng một chiếc "mũi điện tử" được lập trình sẵn có khả năng phát hiện các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong hơi thở, từ đó giúp chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi.

Suy tim

Trong một bài báo được xuất bản vào tháng 3/2013 trên Tạp chí Cardiology, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ khối phổ để phân tích các mẫu hơi thở có chứa hợp chất phân tử và hóa học có thể cảnh báo tình trạng suy tim. Chỉ trong vòng 2 giờ, họ đã phân loại chính xác những bệnh nhân bị suy tim trong số các bệnh nhân tim mạch.

Đái tháo đường

Khi lượng đường trong máu không ổn định, cơ thể sẽ bị suy yếu và không có khả năng chống lại vi khuẩn có thể gây ra bệnh nhiễm trùng có hại nướu răng gây ra hôi miệng. Hơi thở có mùi trái cây hoặc có mùi tương tự như acetone (thường được sử dụng trong tẩy sơn móng tay) cũng có thể liên quan đến nhiễm ceton acid ở những bệnh nhân đái tháo đường.

Khi cơ thể không có đủ insulin, thay vì sử dụng các acid béo để chuyển hóa thành năng lượng, cơ thể sẽ sản sinh ceton acid, sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo. Các acid, bao gồm acetone, hydroxybutyrate và acetoacetate có thể tích tụ trong máu, dẫn đến hôn mê hoặc gây tử vong cho bệnh nhân đái tháo đường.

Lượng đương trong máu không ổn định là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi

Suy thận

Hơi thở tanh, có mùi tương tự như amoniac là dấu hiệu của suy thận. Thận có trách nhiệm loại bỏ các hóa chất độc hại trong máu bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi thận bị suy, thận không còn khả năng lọc các chất thải và hóa chất độc hại ra khỏi máu. Lúc này, các độc tố nguy hiểm và chất thải không được thải ra từ cơ thể sẽ tích lũy dần và ảnh hưởng gần như tất cả các phần của cơ thể. Mùi hôi tanh có thể xảy ra khi suy thận ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và gây ra khó thở.

Ngưng thở khi ngủ

Hơi thở có mùi vào buổi sáng là hoàn toàn bình thường. Nguyên do là nước bọt trong miệng bị giảm trong khi ngủ, tạo điều kiện cho vi khuẩn có mùi sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên, việc nước bọt bị giảm trong khi ngủ gây ra hơi thở có mùi đôi khi là do miệng của bạn luôn mở trong một thời gian dài. Những người bị rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ và ngáy dễ bị khó thở qua đường mũi, có nhiều khả năng thở bằng miệng, từ đó gia tăng nguy cơ hơi thở có mùi hôi.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược acid và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi do nó trì hoãn hoặc ngăn chặn thực phẩm được tiêu hóa ở dạ dày. Khi thức ăn không thể di chuyển qua hệ tiêu hóa, nó sẽ bắt đầu bị phân hủy. Một lượng nhỏ thức ăn chưa tiêu hóa thậm chí có thể gây nôn và làm hôi miệng.

Nha sỹ cũng có thể phát hiện ở những bệnh nhân GERD khi họ nhận thấy bệnh nhân có triệu chứng đỏ họng và viêm xói mòn acid trong răng. Ngoài GERD, vi khuẩn H.pylori gây loét dạ dày cũng có thể làm cho hơi thở có mùi nếu chúng "cư trú" trong miệng của bạn.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, viêm phế quản, viêm xoang có thể là nguyên nhân gốc rễ của bệnh hôi miệng. Khi nhiễm trùng đường hô hấp phá vỡ hoặc làm viêm các mô trong hệ thống hô hấp, điều này có thể kích hoạt việc sản xuất các vi khuẩn ăn tế bào và chất nhầy. Dị ứng, chảy nước mũi cũng có thể gây hôi miệng vì chúng có xu hướng làm ngạt mũi. Ngạt cả hai bên mũi có thể khiến bạn phải thở bằng miệng, dẫn đến khô miệng và gia tăng sự phát triển của vi khuẩn làm hơi thở có mùi.

Sâu răng và viêm nướu

Những mảnh thức ăn nhỏ bám trên răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng và sinh ra mùi hôi. Bên cạnh đó, viêm nướu là một trong những "thủ phạm" gây mùi hôi trong hơi thở.

M. HIếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin