Bạn đang khổ sở với tình trạng hơi thở có mùi hôi? Đừng quá lo lắng nhé!
6 biện pháp tự nhiên chữa sâu răng
90% người Việt Nam mắc bệnh răng miệng
10 sự thật thú vị về răng miệng
Già không lo... rụng răng
Uống nhiều nước. Miệng khô được chứng minh là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến hơi thở hôi. Vì vậy, hãy uống nhiều nước vì điều này sẽ giúp rửa trôi những mẫu thức ăn còn sót lại trong miệng, giúp kích thích tiết nước bọt và làm giảm các điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh.
Đánh răng kỹ cũng chưa đủ để chống hơi thở hôi. Làm sạch lưỡi là điều không kém quan trọng. Bạn hãy dùng mặt sau của bàn chải đánh răng rơ sạch lưỡi ít nhất 2 lần một ngày, theo báo The Times of India dẫn lời các chuyên gia.
Các thực phẩm như hành tây và tỏi thường gây ra hơi thở hôi, do đó, bạn nên ăn chúng ở mức độ vừa phải. Ngay sau khi ăn hành tỏi, chịu khó súc miệng liền để đánh bay mùi hôi.
Khó có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng sau mỗi bữa ăn, vậy bạn thử súc miệng bằng nước. Cách này giúp làm trôi thức ăn còn mắc kẹt trong kẻ răng và ngăn chặn mùi thực phẩm có nguy cơ còn “phảng phất” trong miệng, hơi thở bạn.
Khám răng ít nhất 2 lần/năm để các nha sĩ kiểm tra tình trạng sâu răng (nếu có), mảng bám tích tụ và các vấn đề về răng miệng khác. Sâu răng cũng có thể gây hơi thở hôi.
Bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm xịt khử mùi răng miệng để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhằm "chữa cháy" khi cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm này thường xuyên và sai cách, vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp
Bình luận của bạn