Các nước châu Á tăng cường phòng chống dịch Ebola
WHO chính thức thử nghiệm vaccine Ebola trong tháng 12
Ebola: Trường hợp tử vong đầu tiên ở Mali
Nina Phạm - Y tá gốc Việt nhiễm Ebola đã khỏi bệnh
New York xác nhận ca nhiễm Ebola đầu tiên
Hơn 10 nghìn trường hợp mắc Ebola tính đến ngày 23/10
Quốc gia thứ 6 của Tây Phi có dịch Ebola
Những khu vực kém phát triển, có tới hàng triệu dân sinh sống đang phải đối mặt với nguy cơ lây lan, bùng phát dịch và rất khó kiềm chế. Vì vậy xác định nhanh chóng một ca nhiễm virus Ebola là rất quan trọng.
Yatin Mehta, một chuyên gia chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Medanta Medicity gần New Delhi cho biết: “Đây là một bệnh dịch không thể điều trị và tỷ lệ tử vong rất cao. Ngay cả những nước phát triển, có hệ thống dịch vụ y tế cao cấp cũng không thể khống chế hoàn toàn. Mặc dù được đào tạo, được chuẩn bị tinh thần nhưng thực tế trong quá khứ, việc kiểm soát thiên tai của chúng ta còn quá kém”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trong số 10.000 ca nhiễm virus Ebola gần một nửa đã tử vong. Guinea, Liberia và Sierra Leone là 3 quốc gia có số ca tử vong tăng nhanh và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt đại dịch Ebola ở Tây Phi năm nay, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Phi khác cũng đã xác nhận có một vài trường hợp.
Những dấu hiệu ban đầu của người nhiễm virus Ebola là sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ho, đau bụng, nôn, tiêu chảy và chỉ khi xuất hiện những dấu hiệu trên thì người bệnh mới có khả năng truyền nhiễm. Loại virus này có nguy cơ lây lan cao khi tiếp xúc với cơ thể hoặc vật dụng của người bệnh, vì thế hầu hết những trường hợp nhiễm virus Ebola đều là nhân viên y tế hoặc người nhà của bệnh nhân.
Châu Á chiếm tới 60% dân số thế giới, các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Indonesia đa phần là người nghèo, sống chen chúc ở những khu ổ chuột, hệ thống y tế vô cùng thiếu thốn.
Mới đây, người phát ngôn Bộ Y tế Philippines - Lyndon Lee Suy cho biết sẽ cách ly 21 ngày với 100 binh sĩ và 1700 người lao động Philippines trở về từ vùng dịch, nhưng ông cũng lúng túng không biết “ai sẽ trả chi phí y tế đó”.
Hãng tin AP dẫn lời trưởng khoa bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Đại học quốc gia Singapore Dale Fisher, các chính phủ trong khu vực cần đào tạo nhân viên y tế chuyên về xử lý dịch bệnh Ebola và cần hỏi du khách đã từng sốt trong những lần bay trước hay chưa.
Tuy nhiên, có nhiều người có thể không trung thực hay uống các loại giảm sốt thông thường để đối phó với các biện pháp kiểm tra tại cửa khẩu. Ông cũng cho hay dịch Ebola có thể được kiểm soát nếu người nhiễm bệnh nhanh chóng bị cách ly và tìm, kiểm tra ngay những người có thể đã tiếp xúc với bệnh nhân.
Đơn cử như Nigeria vừa tuyên bố đã "thanh toán" dịch Ebola. Các nước châu Á đang tăng cường sàng lọc những du khách đến từ những nước có dịch và kiểm tra nghiêm ngặt nhiệt độ cơ thể, nếu nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể bình thường, người đó sẽ được cách ly theo dõi và uống giảm sốt. Các nhà chức trách ở Trung Quốc cho hay, có tới 8.672 người đã du nhập Nam Quảng Đông từ những khu vực nhiễm Ebola kể từ 23/8.
Australia có ca nghi nhiễm đầu tiên
Ngày hôm qua, Australia cho biết đã cách ly và xét nghiệm một cô gái 18 tuổi nghi nhiễm Ebola vì có triệu chứng sốt sau khi trở về từ Guinea. Kết quả có thể được công bố ngày 27/10, sau đó 3 ngày sẽ tiến hành cuộc xét nghiệm thứ hai. Hiện tại, người nhà của cô gái đã được cách ly theo dõi.
Ngày hôm qua, Australia cho biết đã cách ly và xét nghiệm một cô gái 18 tuổi nghi nhiễm Ebola vì có triệu chứng sốt sau khi trở về từ Guinea. Kết quả có thể được công bố ngày 27/10, sau đó 3 ngày sẽ tiến hành cuộc xét nghiệm thứ hai. Hiện tại, người nhà của cô gái đã được cách ly theo dõi.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn