Nên đến gặp bác sỹ khi gặp các triệu chứng bất thường sau phẫu thuật đục thủy tinh thể
Những cách tự nhiên giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể
Hen suyễn và sốt cao làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể
Đái tháo đường làm tăng gấp đôi nguy cơ đục thủy tinh thể
4 lầm tưởng về đục thủy tinh thể bạn nên ngừng tin
TS.BS Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:
Chào bạn!
Phẫu thuật đục thủy tinh thể là phẫu thuật phổ biến nhất ở Anh và có tỷ lệ thành công cao. Tôi hiểu sự thất vọng của bạn khi phải đối mặt với các biến chứng. Tuy nhiên, theo tôi bạn không nên quá lo lắng vì bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để cải thiện biến chứng trên.
Đục thủy tinh thể hình thành khi các protein trong ống kính của mắt tụ lại ngăn ánh sáng đi qua và làm cho ống kính bị đục. Khi bị đục thủy tinh thể, thị lực sẽ suy giảm. Phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể giúp cải thiện thị lực cho người bệnh. Trong quá trình phẫu thuật, ống kính của mắt sẽ được thay thế bằng ống kính nhân tạo và quá trình phục hồi thường mất từ bốn đến sáu tuần.
Sau phẫu thuật, có khoảng 10% người bệnh bị mắc chứng chảy nước mắt sống. Nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước mắt có thể do biến chứng sau phẫu thuật hoặc do các bệnh lý khác.
- Viêm bờ mi: Viêm bờ mi thường xuất hiện khi các tuyến nhờn nhỏ nằm gần nền các lông mi bị tắc nghẽn. Viêm bờ mi có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của màng nước mắt. Màng nước mắt được tạo thành từ 3 lớp là lớp lipid ngoài cùng, lớp nước, lớp nhầy. Tuy nhiên, khi mắt bị viêm, các tuyến tiết nước mắt nằm ở lớp lipid có thể không hoạt động đúng cách. Điều này khiến bạn liên tục bị chảy nước mắt.
- Tắc lệ đạo: Tắc lệ đạo xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Khi đó nước mắt không còn thoát được xuống mũi như bình thường và sẽ gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống. Chảy nước mắt do tắc lệ đạo có thể được cải thiện sau thông tắc lệ đạo.
- Khô mắt: Khi bị khô mắt, người bệnh cũng có thể bị chảy nước mắt liên tục.
- Viêm mống mắt: Viêm màng bồ đào (Uveitis) là một nhóm các tình trạng ở mắt gây ra viêm mắt (thường là viêm ở vùng uvea, mằm giữa lớp ngoài và bên trong của mắt). Viêm màng bồ đào trước là dạng viêm màng bồ đào phổ biến nhất.
Trong câu hỏi, bạn bị nhạy cảm với ánh sáng đến mức phải đeo kính râm trong nhà. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do mống mắt bị viêm sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Tình trạng này có thể được điều trị bằng các loại thuốc chống viêm.
Trong trường hợp của bạn, tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa mắt để được thăm khám kỹ càng. Sau khi thăm khám, bác sỹ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp với bạn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
TS.BS Martin Scurr là chuyên gia tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, thuốc và thực phẩm chức năng cho The Blue Door Team.
Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh với hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Bình luận của bạn