Hen suyễn và sốt cao làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể

Dùng thuốc điều trị hen suyễn trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể

4 lầm tưởng về đục thủy tinh thể bạn nên ngừng tin

Những bệnh lý có thể khiến bạn bị đục thủy tinh thể

Chăm sóc mắt trước và sau phẫu thuật đục thủy tinh thể thế nào?

Uống nước ép cà rốt và ăn cà rốt có giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể?

Nghiên cứu của Đại học Công giáo Hàn Quốc đã tiến hành phân tích thông tin của 14.776 người được lấy từ cuộc khảo sát khác do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Hàn Quốc thực hiện.

Những người tham gia sẽ phải hoàn thành một bảng câu hỏi để xác định các thông tin như: Tuổi tác, giới tính, lịch sử bệnh tật, thói quen hút thuốc và uống rượu... Theo đó, đã có 143 người được xác định mắc bệnh chàm, 417 người bị hen suyễn và 1.130 người bị sốt cao.

Các nhà nghiên cứu cho biết, khi so sánh về mối liên quan giữa các yếu tố và nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể, họ đã phát hiện ra rằng, những người bị hen suyễn và sốt cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn tới 50% so với những người khác. 

Nguyên nhân được xác định là do những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc steriod kéo dài. Theo đó, các loại thuốc steroid dạng hít mũi là cách điều trị thường được khuyến cáo để đối phó với bệnh hen suyễn. Trong khi các loại thuốc steroid đường uống lại được hướng tới những bệnh nhân sốt cao kéo dài.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lại không cho thấy mối liên quan giữa bệnh eczema đến nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, dù người bệnh thường được dùng thuốc steriod dạng bôi tại chỗ.

Các nhà khoa học nói rằng: "Điều này có thể là do việc điều trị chỉ áp dụng bên ngoài da, không gần với mắt và thuốc không được hấp thu trực tiếp vào cơ thể.

Quang Tuấn H+ (Theo DailyMail)

Thực phẩm chức năng Minh Nhãn Khang giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt