4 lầm tưởng về đục thủy tinh thể bạn nên ngừng tin

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa

Chăm sóc mắt trước và sau phẫu thuật đục thủy tinh thể thế nào?

Uống nước ép cà rốt và ăn cà rốt có giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể?

Phù giác mạc sau phẫu thuật đục thủy tinh thể phải làm sao?

Nguyên nhân khiến bạn chưa già nhưng đã bị đục thủy tinh thể

Theo Tiến sỹ Sreelakshmi Nimmagadda - Giám đốc Điều hành Bệnh viện mắt Win Vision (Ấn Độ), dưới đây là 4 quan niệm sai lầm mọi người thường mắc phải khi nhắc về bệnh đục thủy tinh thể.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể rất đau đớn

Trước đây, khi phẫu thuật đục thủy tinh thể bác sỹ sẽ tiêm thuốc gây tê xung quanh nhãn cầu cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, thay vì tiêm thuốc gây tê, các bác sỹ sẽ gây tê bằng cách dùng một lại thuốc nhỏ vào mắt. Sau 5 - 7 phút, thuốc sẽ phát huy tác dụng và người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể là phẫu thuật an toàn và không gây đau

Phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng laser là phương pháp mới được ứng dụng trong phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp phẫu thuật Phaco truyền thống cả về độ chính xác, an toàn và tốc độ phục hồi.

Đục thủy tinh thể chỉ ảnh hưởng đến người già

Đây là quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Trong thực tế, đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Có nhiều trẻ mới sinh ra đã bị đục thủy tinh thể.

Nguyên nhân là do mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai hoặc sử dụng thuốc steroid. Những rối loạn di truyền cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị đục thủy tinh thể.  

Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể

Bạn vẫn cần đeo kính sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể

Trên thực tế, thị lực của bạn có thể cải thiện sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể. Khi phẫu thuật thay thủy tinh thể, bệnh nhân sẽ được lấy thủy tinh thể bị đục ra, sau đó được đặt một kính nội nhãn nhân tạo (IOL) vào trong mắt để thay thế công suất hội tụ của thủy tinh thể tự nhiên. 2 loại kính nội nhãn thường được sử dụng khi phẫu thuật đục thủy tinh thể là: Kính nội nhãn đơn tiêu cự và kính nội nhãn đa tiêu cự. Khi thay kính nội nhãn đơn tiêu cự, người bệnh có thể nhìn tốt ở một khoảng cách nhất định, tuy nhiên bạn có thể cần đeo kính khi đọc sách. Với kính nội nhãn đa tiêu cự người bệnh không cần phải sử dụng kính sau khi phẫu thuật.

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, bệnh nhân có thể cải thiện thị lực

Phải mất vài ngày để hồi phục sau phẫu thuật đục thủy tinh thể

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể khoảng một giờ bệnh nhân đã có thể về ngay. Bệnh nhân có thể nhìn thấy ngay trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể bạn nên thực hiện một số điều sau: Nên ăn các đồ ăn mềm, ăn nhiều rau và trái cây, không nên sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…). Bệnh nhân cần tránh không để va chạm mạnh vào mắt, không để nước vào mắt, rửa tay sạch trước và sau nhỏ thuốc, tránh xem ti vi, máy tính hay đọc sách báo lâu trong tuần đầu tiên…

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là phẫu thuật an toàn, nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ bị  nhiễm trùng mắt. Bởi vậy, cần phải đến bệnh viện khám mắt ngay khi có những biểu hiện bất thường ở mắt như nhức đầu, nhức mắt, đỏ mắt, mắt nhìn mờ. Với những người bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường thì cần phải kiểm soát đường huyết để ngăn ngừa các biến chứng.

Để phòng ngừa biến chứng do đục thủy tinh thể, người bệnh có thể lựa chọn những sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các chất chống oxy hóa như Alpha lipoic acid kết hợp cùng các dưỡng chất chống thoái hóa mắt như Luetin, Zeaxanthin để tăng cường thị lực và duy trì đôi mắt khỏe mạnh sau phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Thanh Tú H+ (The Healthsite)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt