Các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi động chương trình "24h bên con"
Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em cần kỹ năng và nguồn lực
Chung tay nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ mùa dịch COVID-19
Tiến trình phát triển tâm lý trẻ từ lúc chào đời tới 6 tuổi
Cha mẹ ngày càng thiếu thời gian cho con
Tại Lễ phát động chương trình “24 giờ bên con” do Bộ Y tế tổ chức, Tiến sĩ tâm lý Phạm Văn Tư - Phó trưởng khoa công tác xã hội tại Đại học Sự phạm Hà Nội cho biết, theo kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam (2008) thì các bậc cha mẹ ngày càng ít dành thời gian cho con cái. Trong đó, 20% các ông bố và 7% các bà mẹ hoàn toàn không dành một chút thời gian nào cho việc chăm sóc con cái do phải lo kiếm sống.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi OnePoll năm 2019 với khoảng 2000 cha mẹ của những trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 16 tuổi: 78% cha mẹ ước rằng họ có nhiều thời gian hơn trong ngày để dành cho con cái; 82% cha mẹ cảm thấy con cái họ lớn lên quá nhanh trong khi họ chưa dành cho con thời gian thực sự giá trị; 67% cha mẹ thừa nhận đã lo lắng về việc bỏ lỡ những khoảnh khắc đặc biệt với con cái khi chúng vẫn còn nhỏ; 40% đã thừa nhận rằng họ đã bỏ lỡ ít nhất một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của con mình.
Chia sẻ tại Lễ phát động, TS. Phạm Văn Tư đã lấy dẫn chứng một trường hợp trẻ 3 tuổi chậm nói từng tiếp nhận trị liệu tâm lý. Được biết, ngay khi trẻ mới được 2 tháng tuổi, người mẹ đã quay lại công việc và đi công tác thường xuyên. Trẻ hoàn toàn được giao lại cho ông bà. Thế nhưng thay vì chơi với trẻ, dạy trẻ nói thì ông bà lại thường xuyên cho trẻ xem điện thoại, tivi. Từ sự thiếu giao tiếp, đến năm 3 tuổi trẻ chỉ bập bẹ nói vài từ. Lúc này người mẹ mới lo lắng và đưa con đến tư vấn tâm lý. May mắn trẻ chỉ bị chậm ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc. Nguyên nhân chính là do thiếu tình yêu thương, quan tâm, của cha mẹ trong giai đoạn đầu đời.
"Việc cha mẹ quá ít thời gian cho con sẽ khiến con lo lâu, né tránh, thụ động trong giao tiếp, dễ có cảm xúc tiêu cực và ngại bày tỏ cảm xúc yêu thương với người khác", TS. Phạm Văn Tư cho biết.
Sử dụng những khoảng thời gian bên con "chất lượng nhất"
Ông Trần Đăng Khoa, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), chia sẻ trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi gia đình, các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội. Đảng đã chỉ đạo trong phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030: “Thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội”. Để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, nhân cách, trẻ em phải được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục ở cả 3 môi trường: Gia đình - nhà trường - xã hội. Trong đó, gia đình là "chiếc nôi" phát triển của mỗi đứa trẻ. Chính vì vậy sự quan tâm của cha mẹ là vô cùng cần thiết.
Theo TS. Phạm Văn Tư, các bậc cha mẹ cần chú ý đến 5 nguyên tắc vàng trong đồng hành cùng con, đó là thấu hiểu, lắng nghe, đồng cảm, thời gian chất lượng và làm gương.
Nhiều người có quan niệm rằng việc chăm sóc con, chơi với con là nhiệm vụ của các bà mẹ. Còn các ông bố phải làm những việc lớn như kiếm tiền và không cần dành thời gian cho con. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, các ông bố chỉ cần đồng hành cùng con tối thiểu 10 phút mỗi ngày sẽ giúp trẻ cân bằng cảm xúc, rất tốt cho tâm lý.
Liên quan đến cách để người bố đồng hành cùng quá trình lớn khôn của con, TS. Phạm Văn Tư gợi những cách rất đơn giản như: Thay vì hỏi về học tập áp lực thì người bố có thể cười với con hoặc ôm con một cách nhẹ nhàng và đầy ấm áp. Ngoài ra, trước giờ đi ngủ hãy ngừng sử dụng điện thoại để lắng nghe tâm sự của con, kể cho con những mẫu chuyện con thích.
Để một đứa trẻ phát triển toàn diện về cả mặt thể chất và tinh thần luôn cần có cả sự tham gia của cả bố và mẹ. Chính vì vậy, chương trình "24h bên con", mong muốn và kỳ vọng, các bậc cha mẹ nói riêng và người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ nói chúng hãy dành nhiều thời gian chất lượng bên con để nuôi dưỡng, tương tác, chăm sóc, chơi với trẻ từ khi còn nhỏ; Quan tâm, giao tiếp, dạy dỗ, giáo dục khi trẻ lớn giúp cho đứa trẻ phát triển toàn diện về thể chất, khỏe mạnh, tầm vóc với tinh thần trong sáng, trí tuệ thông minh, sáng tạo, nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, hiện đại, góp phần tạo ra thế hệ trẻ Việt Nam khỏe thể chất, mạnh tinh thần.
Sáng ngày 28/11, tại Hà Nội, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con” với sự đồng hành của nhãn hàng BioAmicus, Công ty TNHH Dược Hunmed thực hiện với mong muốn truyền tải thông điệp đến các bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ “Hãy luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trong hành trình lớn khôn” vì thế hệ trẻ em Việt Nam khỏe thể chất, mạnh tinh thần.
Bình luận của bạn