Sức khỏe tâm thần là vấn đề được các bạn trẻ quan tâm nhiều nhất hiện nay
Dấu hiệu nhận diện người có ý định tự sát, cần can thiệp sớm thế nào?
7 yếu tố lối sống giúp giảm nguy cơ trầm cảm
Hiểu về trầm cảm ở sinh viên đại học
Không chủ quan với sức khỏe tinh thần của con trẻ
Trẻ thiếu kỹ năng ứng phó, chưa được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần
Kết quả của Điều tra Sức khỏe Tâm thần Vị thành niên Việt Nam năm 2022 nêu bật một thực tế đáng lo ngại: Nhiều trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên đang phải vật lộn với những khó khăn về sức khỏe tâm thần. Báo cáo cho thấy, cứ 5 trẻ vị thành niên sẽ có 1 em gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, đa số các em còn thiếu các kỹ năng ứng phó, chưa tiếp cận được sự hỗ trợ cần thiết và các dịch vụ liên quan tới sức khỏe tâm thần. Hơn nữa, chỉ có 5,1% cha mẹ có con vị thành niên nhận thấy con mình cần sự giúp đỡ đối với các vấn đề về cảm xúc và hành vi.
Bà Rana Flowers - Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho biết: "Điều cần thiết là tất cả chúng ta, những người làm cha mẹ, giáo viên, nhân viên xã hội, nhân viên y tế, chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân cùng hành động để xóa bỏ sự kỳ thị về sức khỏe tâm thần, cần hiểu được sự khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong việc trải nghiệm và ứng phó liên quan đến sức khỏe tâm thần, tích cực và kiên trì thúc đẩy các phương pháp tiếp cận và chiến lược nhằm tăng cường phòng ngừa nguy cơ nghiêm trọng trong lĩnh vực này".
Nhân kỷ niệm ngày Công ước về Quyền Trẻ em (CRC) có hiệu lực (20/11), UNICEF tổ chức chiến dịch truyền thông "Mở lòng & kết nối" để truyền tải các thông tin liên quan đến sức khỏe tâm thần. Chiến dịch này cung cấp những biện pháp hỗ trợ, nguồn tài liệu và ý tưởng sáng tạo giúp cộng đồng nhận biết một người bạn, con gái, con trai, học sinh hoặc chính bản thân mình đang gặp khó khăn. Ngoài ra, chiến dịch cũng khuyến khích tất cả mọi người mở lòng và kết nối với nhau, với bạn bè, cha mẹ, giáo viên và những người có thể hỗ trợ về sức khỏe tâm thần.
Cũng trong Ngày Trẻ em Thế giới, UNICEF Việt Nam tiến hành các hoạt động nhằm tăng cường tiếng nói của trẻ em và thanh thiếu niên trong các lĩnh vực có ảnh hưởng đến cuộc sống của các em.
Dấu hiệu trẻ cần được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần có vai trò rất quan trọng ở mọi giai đoạn cuộc đời. Đặc biệt, tuổi vị thành niên là giai đoạn cửa sổ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em. Thiếu kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần, những định kiến của xã hội cũng như dịch vụ sức khỏe tâm thần còn hạn chế đồng nghĩa với việc nhiều trẻ em và thanh thiếu niên không nhận được hỗ trợ về điều trị và tư vấn chuyên môn khi các em cần nhất.
Chia sẻ với Tạp chí Sức khỏe+, chuyên gia tâm lý Phạm Thị Hiền - Trung tâm Tâm lý trị liệu Việt Nam (NHC) cho hay, các bậc phụ huynh cần thực hành việc quan sát tinh tế, đồng hành và dẫn dắt con trong các giai đoạn trưởng thành. Ngoài ra, cha mẹ nhận biết sớm những biểu hiện trẻ cần trợ giúp là yếu tố quan trọng để can thiệp kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Chuyên gia cũng gợi ý một số những dấu hiệu trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, có nguy cơ tự làm hại bản thân mà cha mẹ cần lưu tâm:
Thứ nhất, trẻ suy nhược cơ thể, chán ăn, không vận động, mất năng lượng. Con có những biểu hiện trạng thái tinh thần rơi vào tiêu cực, con nhạy cảm, dễ buồn chán, cảm thấy mình không được quan tâm, mình bị bỏ rơi.
Thứ hai, trẻ mất cân bằng cảm xúc, hay hoảng hốt, ngay cả với những điều mà nhỏ nhặt xảy ra hàng ngày, dễ bị kích động, bị nổi cáu.
Dấu hiệu thứ ba đó là con căng thẳng và rối loạn lo âu. Trẻ có những nỗi sợ hãi, ám ảnh, lo lắng và suy diễn theo hướng tiêu cực.
Thứ tư, đó là cảm giác bị ám ảnh. Trong quá khứ, con đã gặp những trải nghiệm xấu, gây ra những nỗi sợ, cú sốc tâm lý: Chứng kiến bạo lực trong gia đình hoặc là trong nhà trường; Có những ám ảnh về nỗi sợ bị làm sai, bị chỉ trích, bị hạ nhục, bêu xấu.
Dấu hiệu thứ năm mà cha mẹ có thể quan sát được là con rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc là ngủ quá nhiều; Thường hay bị thức giấc vào giữa đêm hoặc khó ngủ lại.
Thứ sáu là trẻ mất tập trung, trí nhớ giảm sút, không dễ dàng trình bày diễn đạt được ngôn ngữ một cách suôn sẻ so với độ tuổi của não bộ.
Dấu hiệu thứ bảy đó là con thường có xu hướng tự cô lập bản thân, tách mình ra khỏi đám đông hoặc cảm thấy không hứng thú với việc hoạt động nhóm.
Dấu hiệu thứ tám, cha mẹ cần để ý khi trẻ có những biểu hiện tự làm hại bản thân bằng tinh thần (tự chỉ trích và hoài nghi chính mình) hoặc bằng hành động (tự ý gây thương tích), nghiện các chất kích thích, có những chi phí thanh toán bất ngờ.
Bình luận của bạn