Chóng mặt và ngất xỉu khi mang thai có đáng lo?

Chóng mặt là hiện tượng hay gặp ở phụ nữ mang thai

Thoái hóa đốt sống cổ C5-C7, hay chóng mặt phải điều trị thế nào?

6 lý do thường gặp khiến bạn bị chóng mặt

8 cách đơn giản chữa chóng mặt hiệu quả

Đau đầu, chóng mặt sau tai nạn giao thông có nguy hiểm?

Tiến sĩ Uma Vaidyanathan, Chuyên gia Tư vấn cao cấp và Bác sĩ Sản khoa, Bệnh viện Max, New Delhi,

Chào bạn!

Hoa mắt, chóng mặt là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do huyết áp của người mẹ bị biến động do chế độ ăn uống không cân bằng và có những thay đổi xảy ra trong cơ thể khi mang thai. Khi mang thai, hệ tim mạch của mẹ có nhiều thay đổi, nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu nhanh hơn. Những điều này làm cho máu trở về tĩnh mạch chậm hơn, khiến huyết áp giảm đi trong thai kỳ và gây chóng mặt.

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi có thể hết khi bà bầu thay đổi chế độ ăn uống. Nếu triệu chứng chóng mặt không giảm dù bạn đã thay đổi chế độ ăn uống và nó vẫn tiếp diễn trong những tháng tiếp theo của thai kỳ thì có thể bạn đang bị thiếu máu.

Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ không nhận đủ lượng oxy lên não khiến bạn cảm thấy choáng váng, chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

Ngoài ra, nếu bị chóng mặt kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sỹ. Bởi bà bầu có thể bi chóng mặt do thoái hóa đốt sống cổ, viêm xoang...

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị