4 cách đơn giản ngăn ngừa huyết áp thấp

Huyết áp thấp khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu

Làm sao để phân biệt hạ đường huyết và hạ huyết áp?

Hạ huyết áp thế đứng + Parkinson = Suy giảm nhận thức

Thuốc trị tăng huyết áp - nhiều tác dụng phụ

Hạ huyết áp tư thế dễ dẫn đến rung nhĩ

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thêm natri vào chế độ ăn của bạn: Người bị huyết áp thấp nên ăn mặn hơn người bình thường để góp phần tăng huyết áp. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều natri. Lượng natri bạn cần phụ thuộc vào cơ thể, tuổi tác và giới tính của bạn. Nên nói chuyện với bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc điều chỉnh lượng natri trong chế độ ăn.

Ăn nhiều bữa nhỏ: Người bị huyết áp thấp nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Nên giảm các loại thực phẩm giàu carbonhydrate như khoai tây, cơm, bánh mỳ để cải thiện huyết áp… giảm đáng kể huyết áp.

Ăn nhiều bữa trong ngày giúp cải thiện huyết áp

Bổ sung đầy đủ viatamin: Thiếu vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến huyết áp thấp. Ví dụ nếu bạn bị thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu. Thiếu máu là nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp thấp.

Uống nhiều nước hơn: Mất nước là nguyên nhân hàng đầu của hạ huyết áp thế đứng vì vậy bận nên uống nước đầy đủ. Ngoài ra uống nhiều nước còn làm tăng thể tích máu giúp máu lưu thông tốt hơn.

Tránh thay đổi tư thế đột ngột

Khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng sẽ tăng lượng máu ứ ở chân. Ở những người cơ thể đáp ứng không tốt với những thay đổi này sẽ có hiện tượng hạ huyết áp tư thế. Để phòng tránh hạ huyết áp tư thế, không nên thay đổi tư thế đột ngột. Nếu bị hoa mắt, nhức đầu khi đứng nên ngồi gác chân lên ghế và duỗi thẳng chân hoặc bắt chéo 2 chân lại với nhau nhằm tăng cường máu từ chân về tim.

Thay đổi tư thế đột ngột có thể gây chóng mặt

Nhận biết các yếu tố nguy cơ

Theo dõi huyết áp thường xuyên theo độ tuổi: Một số người thường bị huyết áp thấp khi có tuổi vì vậy cần phải luôn theo dõi chỉ số huyết áp. Nếu bạn thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ về các triệu chứng của bạn.

Hãy thông báo cho bác sỹ về những bệnh mà bạn đang mắc: Bệnh đái tháo đường, bệnh addison và các bệnh rối loạn tuyến giáp khác đều có thể dẫn đến hạ huyết áp. Vì vậy, để cải thiện huyết áp bạn cần sớm điều trị các bệnh trên.

Cẩn thận khi dùng thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là hạ huyết áp như: Thuốc chẹn kênh calci, thuốc lợi tiểu… vì vậy nếu thấy có triệu chứng huyết áp thấp bạn nên thông báo với bác sỹ để đổi loại thuốc khác.

Sử dụng thảo dược

Ngoài chế độ sinh hoạt điều độ người bệnh nên sử dụng thêm một số loại thảo dược có tác dụng làm tăng huyết áp như quy đầu, xuyên tiêu…Tuy nhiên việc kết hợp liều lượng của các loại thảo dược ra sao, tác dụng của từng loại như thế nào thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Thanh Tú H+ (Theo Wiki How) 

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch