Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu
Bình Phước: Thêm 2 xã xuất hiện bệnh bạch hầu
Vì sao tiêm vaccine bạch hầu rồi vẫn tử vong?
Tiêm vaccine gì để phòng bệnh bạch hầu?
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?
Theo đó, để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi
Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Che miệng khi ho hoặc hắt hơi; Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Đặc biệt, khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Trước đó, Sở Y tế Quảng Nam đã nhận được thông tin từ trung tâm y tế huyện Tây Giang về một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại trường THPT huyện Tây Giang, trong đó đã có 2 trường hợp tử vong vào ngày 10/1/2017. Đến nay, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang tiêm vaccine cho toàn bộ học sinh và giáo viên Trường THPT Tây Giang. Đến chiều ngày 17/1, số ca mắc/nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu đã ổn định sức khỏe và chưa phát hiện thêm ca mắc/nghi mắc bệnh bạch hầu mới.
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.
Bình luận của bạn