"Ăn" phim
Sự việc vỡ lở khi một bác sỹ công tác ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM về thăm người thân ở Bến Tre. Khi xem phim X-quang cho một người thân, bác sỹ này được biết cụ đau vùng vai và cổ, được người nhà đưa lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình chụp cột sống cổ ở bốn tư thế: thẳng, nghiêng, chếch 3/4 bên trái và bên phải. Bệnh nhân phải nộp 240.000 đồng để mua hai phim chụp X-quang. Nhưng khi xem hồ sơ, bác sỹ này phát hiện phiếu thu tiền chụp phim X-quang cho người bệnh là loại lớn, trong khi hai tấm phim chụp thực tế thì nhỏ, nhìn không rõ. Thay vì phải chụp trên hai phim, kỹ thuật viên đã ghép cả bốn tư thế chụp trên một phim rồi cắt làm hai.
Ghép nhiều tư thế trên một phim rồi cắt trả bệnh nhân là cách thức "móc túi" người bệnh mà các bác sỹ và kỹ thuật viên Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã làm
Từ việc "lạ đời" này, một nhóm bác sỹ ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình đã đi tìm sự thật. Họ phát hiện một số bác sỹ ở khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện này đã "ăn phim" từ năm 2007, kéo dài đến năm 2012.
Theo bác sỹ V.B.L, khoa Chẩn đoán hình ảnh, các bác sỹ Hồ Văn Thạnh, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng ông Bùi Văn Hải, Phó khoa và Kỹ thuật viên trưởng Bùi Bảo Vinh đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ghép, cắt, đổi, gian lận trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân để hưởng lợi hàng tỷ đồng từ năm 2007 đến nay.
Thủ đoạn để ba người này "móc túi" người bệnh là khi bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A kích thước 35 x 43cm, kỹ thuật viên cắt xén một nửa khi chụp, chỉ còn kích thước 35 x 21,5cm.
Ngoài việc xén, kỹ thuật viên dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng hai loại phim A giá 42.000 đồng/tấm thay cho phim B có kích thước 26 x 36cm giá 23.000 đồng/tấm. Đơn cử bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang phim A, kỹ thuật viên phù phép thành phim B, trong khi bệnh nhân được chỉ định chụp hai phim B thì kỹ thuật viên chụp ghép trên một phim A.
Một bác sỹ nói, gian lận bằng cách đánh tráo phim X-quang diễn ra thường xuyên. Ví dụ, bác sỹ thu tiền của bệnh nhân với giá phim loại A nhưng lại chụp cho họ với phim loại B có giá rẻ hơn.
Trong khi đó, thủ thuật lắp ghép phim diễn ra còn dễ dàng hơn khi người bệnh đóng tiền chụp cho hai phim, nhưng khoa chụp ghép nhiều bộ phận cơ thể cần chụp trên 1 phim, rồi cắt nhỏ phim ra đưa cho bệnh nhân.
Móc túi
Mỗi tháng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM sử dụng từ 28.000 - 30.000 tờ phim. Điều "lạ" là số phim B thực sử dụng là ba phần, trong khi phim A là hai phần, nhưng trong báo cáo, bệnh viện ghi ngược lại là phim A sử dụng ba phần, còn phim B hai phần.
Với số phim hoán đổi mỗi tháng, "nhóm bác sỹ lợi ích" bỏ túi cả trăm triệu đồng
Số phim được hoán đổi mỗi tháng là từ 5.000 - 6.000 tờ. Riêng phần đổi phim, cứ lấy 5.000 tờ x 19.000 đồng, nhóm này hưởng chênh lệch khoảng 90 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể nhóm này hưởng chênh lệch từ số phim dư ra do ghép phim và xén phim.
Theo tìm hiểu, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2011, số lượng phim dư là 10.860 tờ, tương đương 3.620 tấm phim/tháng. Với giá thành 42.000 đồng/tấm, tổng cộng số tiền mà nhóm bác sỹ này thu được hơn là 152 triệu đồng/tháng. "Bằng cách này mỗi tháng tổng số tiền bệnh nhân bị móc túi lên tới hơn 240 triệu đồng"- một bác sỹ tố cáo lên tiếng.
Thực ra, theo nhóm bác sỹ tố cáo, việc tráo, cắt xén và ghép phim này không gây thất thoát tiền phim cho bệnh viện, nhưng rõ ràng bệnh nhân đã bị móc túi một cách không thương tiếc. Sự việc được phát giác vào cuối năm 2012 và một số người nằm trong "nhóm lợi ích" ở khoa Chẩn đoán hình ảnh thừa nhận có sự tráo đổi phim và cắt phim theo chỉ đạo của lãnh đạo khoa. Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo bệnh viện đã không xử lý rốt ráo.
Quá bức xúc với việc bệnh nhân bị móc túi hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng không hề hay biết, một số bác sỹ đã gửi đơn tố cáo sự việc sang Công an TP.HCM.
Sau khi điều tra, Công an TP.HCM thông báo: "Có một số phim A được chụp ghép hai bộ phận và một số chứng từ bác sỹ chỉ định chụp phim B nhưng khi in ghép vào phim A". Cơ quan này đã chuyển vụ việc sang Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để giải quyết bởi theo đơn vị này "để có cơ sở xác định có chụp ghép các bộ phận cơ thể bệnh nhân trong phim, đổi phim hay không cần phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật về phim ảnh của ngành y tế".
Sự việc vỡ lở khi một bác sỹ công tác ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM về thăm người thân ở Bến Tre. Khi xem phim X-quang cho một người thân, bác sỹ này được biết cụ đau vùng vai và cổ, được người nhà đưa lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình chụp cột sống cổ ở bốn tư thế: thẳng, nghiêng, chếch 3/4 bên trái và bên phải. Bệnh nhân phải nộp 240.000 đồng để mua hai phim chụp X-quang. Nhưng khi xem hồ sơ, bác sỹ này phát hiện phiếu thu tiền chụp phim X-quang cho người bệnh là loại lớn, trong khi hai tấm phim chụp thực tế thì nhỏ, nhìn không rõ. Thay vì phải chụp trên hai phim, kỹ thuật viên đã ghép cả bốn tư thế chụp trên một phim rồi cắt làm hai.
Ghép nhiều tư thế trên một phim rồi cắt trả bệnh nhân là cách thức "móc túi" người bệnh mà các bác sỹ và kỹ thuật viên Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã làm
Từ việc "lạ đời" này, một nhóm bác sỹ ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình đã đi tìm sự thật. Họ phát hiện một số bác sỹ ở khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện này đã "ăn phim" từ năm 2007, kéo dài đến năm 2012.
Theo bác sỹ V.B.L, khoa Chẩn đoán hình ảnh, các bác sỹ Hồ Văn Thạnh, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng ông Bùi Văn Hải, Phó khoa và Kỹ thuật viên trưởng Bùi Bảo Vinh đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ghép, cắt, đổi, gian lận trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân để hưởng lợi hàng tỷ đồng từ năm 2007 đến nay.
Thủ đoạn để ba người này "móc túi" người bệnh là khi bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A kích thước 35 x 43cm, kỹ thuật viên cắt xén một nửa khi chụp, chỉ còn kích thước 35 x 21,5cm.
Ngoài việc xén, kỹ thuật viên dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng hai loại phim A giá 42.000 đồng/tấm thay cho phim B có kích thước 26 x 36cm giá 23.000 đồng/tấm. Đơn cử bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang phim A, kỹ thuật viên phù phép thành phim B, trong khi bệnh nhân được chỉ định chụp hai phim B thì kỹ thuật viên chụp ghép trên một phim A.
Một bác sỹ nói, gian lận bằng cách đánh tráo phim X-quang diễn ra thường xuyên. Ví dụ, bác sỹ thu tiền của bệnh nhân với giá phim loại A nhưng lại chụp cho họ với phim loại B có giá rẻ hơn.
Trong khi đó, thủ thuật lắp ghép phim diễn ra còn dễ dàng hơn khi người bệnh đóng tiền chụp cho hai phim, nhưng khoa chụp ghép nhiều bộ phận cơ thể cần chụp trên 1 phim, rồi cắt nhỏ phim ra đưa cho bệnh nhân.
Móc túi
Mỗi tháng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM sử dụng từ 28.000 - 30.000 tờ phim. Điều "lạ" là số phim B thực sử dụng là ba phần, trong khi phim A là hai phần, nhưng trong báo cáo, bệnh viện ghi ngược lại là phim A sử dụng ba phần, còn phim B hai phần.
Với số phim hoán đổi mỗi tháng, "nhóm bác sỹ lợi ích" bỏ túi cả trăm triệu đồng
Số phim được hoán đổi mỗi tháng là từ 5.000 - 6.000 tờ. Riêng phần đổi phim, cứ lấy 5.000 tờ x 19.000 đồng, nhóm này hưởng chênh lệch khoảng 90 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể nhóm này hưởng chênh lệch từ số phim dư ra do ghép phim và xén phim.
Theo tìm hiểu, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2011, số lượng phim dư là 10.860 tờ, tương đương 3.620 tấm phim/tháng. Với giá thành 42.000 đồng/tấm, tổng cộng số tiền mà nhóm bác sỹ này thu được hơn là 152 triệu đồng/tháng. "Bằng cách này mỗi tháng tổng số tiền bệnh nhân bị móc túi lên tới hơn 240 triệu đồng"- một bác sỹ tố cáo lên tiếng.
Thực ra, theo nhóm bác sỹ tố cáo, việc tráo, cắt xén và ghép phim này không gây thất thoát tiền phim cho bệnh viện, nhưng rõ ràng bệnh nhân đã bị móc túi một cách không thương tiếc. Sự việc được phát giác vào cuối năm 2012 và một số người nằm trong "nhóm lợi ích" ở khoa Chẩn đoán hình ảnh thừa nhận có sự tráo đổi phim và cắt phim theo chỉ đạo của lãnh đạo khoa. Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo bệnh viện đã không xử lý rốt ráo.
Quá bức xúc với việc bệnh nhân bị móc túi hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng không hề hay biết, một số bác sỹ đã gửi đơn tố cáo sự việc sang Công an TP.HCM.
Sau khi điều tra, Công an TP.HCM thông báo: "Có một số phim A được chụp ghép hai bộ phận và một số chứng từ bác sỹ chỉ định chụp phim B nhưng khi in ghép vào phim A". Cơ quan này đã chuyển vụ việc sang Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để giải quyết bởi theo đơn vị này "để có cơ sở xác định có chụp ghép các bộ phận cơ thể bệnh nhân trong phim, đổi phim hay không cần phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật về phim ảnh của ngành y tế".
Sai phạm nghiêm trọng |
|
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn