Sơ cứu đuối nước: Đừng "xốc nước", hãy thổi ngạt

ThS.BS Nguyễn Hoàng Nguyên hướng dẫn sơ cứu cấp cứu khi bị đuối nước - Ảnh: Đức Bình

Cấp cứu trẻ đuối nước đúng cách để tránh di chứng thần kinh nặng nề!

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, phòng tránh cho trẻ thế nào?

Cho trẻ học bơi - Không còn nỗi lo về nước

Để đuối nước không còn là nỗi ám ảnh mùa Hè

Hậu quả nặng nề từ việc sơ cứu ban đầu sai cách

Tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 3 ca đuối nước nguy kịch, trong đó có 2 trẻ tử vong. Trường hợp tử vong đáng tiếc là bé trai (5 tuổi, Hải Dương) là một ví dụ. Chỉ vì một chút sơ ý để trẻ ở ngoài tầm mắt của người lớn, trẻ gặp tai nạn đuối nước tại bể bơi resort.

Khi được vớt lên, trẻ đã trong tình trạng tím tái, không thở. Tuy nhiên, thay vì được thổi ngạt và ép tim ngay, trẻ được vác dốc ngược chạy quanh trong vài phút rồi trẻ mới được sơ cấp cứu.

Thời gian trẻ có tim trở lại từ lúc được cấp cứu đến khi vào cơ sở y tế ban đầu khoảng 30 phút, sau đó trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi vào đến Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, trẻ trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, đồng tử giãn. Rất tiếc, trẻ đã tử vong sau một ngày vào viện dù đã được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực. Nguyên nhân tử vong là do tình trạng tổn thương não không hồi phục, suy đa cơ quan do tình trạng thiếu oxy kéo dài.

Trước đó vào ngày 31/5, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhi 5 tuổi tại Hà Nội bị đuối nước tại bể bơi trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tiên lượng rất nặng nề. Được biết, ngay sau khi phát hiện và đưa trẻ lên bờ người thân đã dốc ngược chạy quanh bể, đến khi thấy tình trạng không cải thiện mới đưa trẻ đến một bệnh viện cách đó khoảng 5 phút di chuyển.

Tại đây, trẻ được các bác sĩ nhanh chóng hồi sức tim phổi, sau 15 phút tim trẻ mới đập trở lại. Trẻ được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị. Tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, trẻ đã được các bác sĩ áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, phối hợp với liệu pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não. Sau 4 ngày hôn mê, trẻ dần tỉnh lại.Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng trẻ vẫn phải tiếp tục theo dõi lâu dài vì các di chứng thần kinh vẫn có thể xảy ra.

Sơ cứu đúng cách giúp người đuối nước thoát "lưỡi hái tử thần"

Theo ThS.BS Nguyễn Hoàng Nguyên, Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống tại Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing, sơ cấp cứu là một trong những kỹ năng ai cũng cần trang bị và trong tình huống khẩn cấp người biết kỹ năng sơ cứu sẽ bình tĩnh hơn để xử trí sự việc. Sơ cấp cứu kịp thời, đúng cách sẽ giữ được cho nạn nhân thời gian, sự sống trong khi chờ có sự can thiệp của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, còn giúp họ tránh những tổn thương và tăng khả năng hồi phục.

Dưới đây là những thao tác về cách sơ cứu người bị đuối nước bạn nên biết:

Sau khi thực hiện xong cần quay trở lại để đánh giá xem bệnh nhân có dấu hiệu sống trở lại chưa. Nếu nạn nhân chưa có dấu hiệu sống trở lại cần tiếp tục thực hiện cho đến khi có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, nạn nhân có dấu hiệu sống hoặc người sơ cứu kiệt sức.

Theo BS. Nguyên nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai. Việc không sơ cứu kịp thời hoặc sơ cứu sai cách sẽ khiến nạn nhân rơi vào vào nguy hiểm hoặc để lại các di chứng não sau này.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội