Vỏ tôm không giàu calci như nhiều người vẫn tưởng
Món ăn từ cua đồng trị còi xương, tụ máu
GMP-HS: Thách thức không chỉ của doanh nghiệp Việt!
Bài tập giúp nam giới tăng chiều cao dù đã hết tuổi "lớn"
Ăn rau gì để tăng chiều cao?
BS Doãn Thị Tường Vi - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết:
Chào bạn!
Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn nghèo calci, phospho. Những trẻ ăn quá mặn hay quá nhiều chất đạm cũng làm đào thải vitamin D qua nước tiểu. Bên cạnh đó, những trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng dễ mắc phải hội chứng này. Để cung cấp đủ calci cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học cho trẻ. Sữa, chế phẩm từ sữa, tôm, cua... là những nguồn cung cấp calci tự nhiên cho cơ thể.
Nhiều phụ huynh thấy vỏ tôm cứng nên nghĩ rằng vỏ tôm có nhiều calci và ép con ăn tôm cả vỏ. Tuy nhiên, thực chất vỏ tôm không có calci. Vỏ tôm chỉ là chất kitin là chất tạo nên vỏ của các loại giáp xác, chứ không chứa nhiều calci. Nguồn calci chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân, càng. Vì vậy, gia đình bạn không nên bắt trẻ ăn vỏ tôm. Với trẻ, bạn nên bóc vỏ tôm để tránh việc trẻ bị hóc hay đâm vào miệng gây đau.
Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng nên lưu ý cho bé tắm nắng thường xuyên để giúp cơ thể hấp thu vitamin D để chuyển hóa calci hiệu quả. Có nhiều cha mẹ vì muốn con mình cao lớn hơn đã lạm dụng nhiều thuốc cốm bổ calci cho con mà không biết rằng có nguy hại cho con. Cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc bổ calci với mục đích giúp bé phát triển chiều cao nếu có sự chỉ định của bác sỹ.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn