Thừa biotin có thể làm sai lệch nhiều kết quả xét nghiệm phổ biến
Lợi ích của vitamin B7 (Biotin) với sức khỏe
10 tác dụng phụ có thể gặp khi bổ sung biotin
Chuyên gia chỉ cách kết hợp biotin để ngăn ngừa rụng tóc
FDA cảnh báo: Bổ sung biotin quá liều có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Biotin hay còn gọi là vitamin B7 là một trong tám loại vitamin B, đóng vai trò thiết yếu trong chức năng tế bào. Biotin giúp cơ thể phân hủy và hấp thụ acid béo, glucose và acid amin. Nó cũng quan trọng trong việc sửa chữa ADN, điều hòa gene và cải thiện tín hiệu tế bào.
Biotin là một loại vitamin tan trong nước, điều này có nghĩa là nó dễ dàng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung biotin thông qua các thực phẩm tự nhiên như: Trứng, thịt bò, các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, cá hồi, rau bina...
Theo Uỷ ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ), người trưởng thành nên bổ sung ít nhất 30 microgram biotin mỗi ngày và phụ nữ cho con bú nên bổ sung ít nhất 35 microgarm mỗi ngày. Một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng sẽ cung cấp đủ biotin cho cơ thể.
Các triệu chứng thiếu hụt biotin là: Rụng tóc, móng tay, chân giòn và nổi mẩn trên da... Nếu bạn gặp các triệu chứng này thì bổ sung biotin có thể giúp tóc mọc nhanh, móng chắc khỏe hơn và giảm mẩn đỏ trên da. Vitamin này cũng được sử dụng trong lĩnh vực thú y, giúp chữa lành tình trạng long móng ở lợn và ngựa.
Biotin có mặt trong nhiều loại thực phẩm và các loại vitamin bổ sung. Do vậy, nếu bạn đang sử dụng chất bổ sung biotin thì nên thông báo với bác sỹ trước khi thực hiện các xét nghiệm. Nếu bạn không biết sản phẩm nào có chứa biotin thì hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm và tham khảo ý kiến của bác sỹ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn