Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng
Già không lo... rụng răng
Khi răng miệng cũng “già” theo tuổi
Sạch răng, ngăn...ung thư vú!
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi
Trả lời:
Bác sỹ Phạm Như Hải
Chào bạn! phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng do lượng calci trong cơ thể thay đổi liên tục. Đối với những Phụ nữ khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những phụ nữ yếu thì khi mang thai, điều này thường dễ nhận thấy. Hơn nữa, khi mang thai, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là thai phụ bị sâu răng.
Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, thai phụ sẽ có nguy cơ bị sâu răng hoặc khiến các bệnh răng miệng trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, khi mang thai điều quan trọng là phải thường xuyên đi khám răng miệng và có những biện pháp chữa trị kịp thời.
Thường trong thời gian mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện bạn đang bị đau nhức răng hàm, bạn có thể uống thuốc kháng sinh do bác sỹ nha khoa chỉ định để giảm đau nhức. Thai của bạn đang ở tháng thứ 3 nên việc uống kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, vì vậy bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Bạn cũng không nên lo lắng quá, lúc này cần tập trung nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để thai nhi phát triển tốt.
Để hạn chế các bệnh răng miệng trong thời kỳ mang thai, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Trong thời kỳ thai nghén nên súc miệng bằng nước sạch sau mỗi lần nôn để giảm tình trạng acid trong khoang miệng; Ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin C, B12 và các thực phẩm bổ sung calci; Hạn chế tối đa ăn bánh kẹo ngọt và uống nước giải khát có ga...
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn