Cơ sở khoa học trong lựa chọn vaccine phế cầu tối ưu hóa cho trẻ

Bác sĩ Bulent Nuri Taysi, Giám đốc Cấp cao Lĩnh vực vaccine và thuốc kháng virus khu vực Thị trường mới nổi khu vực Châu Á - Bộ phận Y Khoa, Công ty Pfizer chia sẻ tại chuỗi Hội thảo

FDA Hoa Kỳ chấp thuận vaccine phế cầu khuẩn thế hệ tiếp theo của Pfizer

Vi khuẩn phế cầu - “Sát thủ giấu mặt” nguy hiểm

Muống tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa phế cầu khuẩn: Hãy ăn thực phẩm giàu kẽm

Chuỗi Hội thảo khoa học chuyên sâu do Pfizer Việt Nam đồng hành cùng Tổng hội Y Học Việt Nam, Hội Nhi khoa Việt Nam và Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức, gồm 6 buổi hội nghị chuyên sâu dành cho các cán bộ nhân viên y tế.

Điểm nổi bật trong chuỗi Hội thảo khoa học lần này là việc được vinh dự đón tiếp hai chuyên gia quốc tế là Tiến sĩ Hóa sinh Mark Peter Gerard van der Linden, Trưởng Trung tâm Tham chiếu Quốc gia về Liên cầu khuẩn, Khoa Vi sinh Y học, Đại học RWTH Aachen (CHLB Đức). Tiến sĩ đã có nhiều năm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học phân từ, kháng sinh, thay đổi serotype phế cầu sau chủng ngừa. Ông có hơn 200 bài báo cáo khoa học đã được công bố liên quan vaccine.

Bác sĩ Bulent Nuri Taysi, Giám đốc Cấp cao Lĩnh vực vaccine và thuốc kháng virus khu vực Thị trường mới nổi khu vực Châu Á - Bộ phận Y Khoa, Công ty Pfizer, đã có hơn 17 năm nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, dịch tễ học và vaccine phế cầu khuẩn.

Chuỗi Hội thảo có sự tham gia của các báo cáo viên trong nước là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa và dự phòng; Thu hút hơn 100 chuyên gia, hơn 1.100 cán bộ y tế trên cả nước tham gia trực tiếp tại điểm cầu và hơn 700 cán bộ y tế tham gia thông qua các phiên hội nghị trực tuyến.

Hội thảo thu hút hàng nghìn cán bộ y tế tham gia

Hội thảo thu hút hàng nghìn cán bộ y tế tham gia

Là đơn vị đồng chủ trì chuỗi Hội thảo năm nay, Pfizer Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng trong việc tạo ra nhiều cơ hội để các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế có dịp trao đổi, thảo luận, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về các bệnh phế cầu nghiêm trọng, phân bố chủng lưu hành tại Việt Nam và các biện pháp dự phòng. Từ đó, tạo cơ sở khoa học giúp xác định các chiến lược quản lý tối ưu, với mục tiêu kiểm soát các bệnh gây ra do vi khuẩn phế cầu ở trẻ em Việt Nam một cách hiệu quả.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh do vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) gây ra đã và đang là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em trên toàn cầu chết vì các bệnh liên quan đến phế cầu khuẩn, chiếm khoảng 11% trong tổng số trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tử vong.

Cứ mỗi 43 giây có 1 trẻ tử vong do viêm phổi trên thế giới, và tại Việt Nam, hằng năm viêm phổi cướp đi mạng sống của 4.000 trẻ em trong tổng số 2,9 triệu ca mắc, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

"Việt Nam là một trong 15 quốc gia trên toàn thế giới chịu gánh nặng lớn về viêm phổi do phế cầu. Đáng nói, trẻ nhỏ và người lớn tuổi bị viêm phổi do phế cầu có tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Hiện Việt Nam đã có các loại vaccine phế cầu cộng hợp. Đây được xem là biện pháp phòng ngừa chủ động đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất hiện nay để ngăn ngừa rủi ro mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra”, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ tại Hội thảo.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, chia sẻ tại chuỗi Hội thảo khoa học chuyên sâu

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, chia sẻ tại chuỗi Hội thảo khoa học chuyên sâu

Theo bác sĩ Bulent Nuri Taysi, các vaccine phế cầu cộng hợp được thiết kế hướng tới mục tiêu bao phủ các serotype gây bệnh nghiêm trọng. Các vaccine phế cầu cộng hợp hiện thời đang bảo vệ rất tốt trước các chủng phế cầu được bao phủ trong vaccine nhưng dường như không cung cấp sự bảo vệ chéo đối với các chủng không có trong vaccine.

Tại Hội thảo ông Darrell Oh, Tổng Giám đốc Pfizer Việt Nam nhấn mạnh: “Hơn 24 năm, Pfizer đã nghiên cứu, phát triển và cải tiến vaccine ngừa phế cầu đầu tiên trên thế giới cũng như theo đuổi những đột phá nhằm thay đổi cuộc sống của người bệnh dựa trên cơ sở khoa học. Hơn thế nữa, chúng tôi còn ứng dụng các công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến trong việc sản xuất nhiều loại vaccine cho cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn để bảo vệ họ khỏi các bệnh liên quan phế cầu, não mô cầu, cúm, bệnh Lyme, bệnh nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV… Với những minh chứng trên, Pfizer cam kết sẽ luôn chung tay cùng ngành y tế Việt Nam hỗ trợ giải quyết các thách thức trong lĩnh vực dự phòng và điều trị bệnh, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng và hướng đến mục tiêu vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội