Vi khuẩn phế cầu - “Sát thủ giấu mặt” nguy hiểm

Chuỗi Hội thảo có sự tham gia của các báo cáo viên trong nước là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhi khoa và dự phòng

FDA Hoa Kỳ chấp thuận vaccine phế cầu khuẩn thế hệ tiếp theo của Pfizer

FDA phê duyệt vaccine phế cầu cho người lớn của Merck

Muống tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa phế cầu khuẩn: Hãy ăn thực phẩm giàu kẽm

Đó là chia sẻ của PGS.TS.BS Trần Minh Điển, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương tại chuỗi Hội thảo khoa học chuyên sâu “Những hiểu biết mới về chủng lưu hành tại Việt Nam - Cơ sở khoa học trong lựa chọn vaccine phế cầu tối ưu hóa cho trẻ”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh do vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) gây ra đã và đang là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu trẻ em trên toàn cầu chết vì các bệnh liên quan đến phế cầu khuẩn, chiếm khoảng 11% trong tổng số trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tử vong.

Cứ mỗi 43 giây có 1 trẻ tử vong do viêm phổi trên thế giới. Và tại Việt Nam, hàng năm viêm phổi cướp đi mạng sống của 4.000 trẻ em trong tổng số 2,9 triệu ca mắc, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

PGS.TS.BS Trần Minh Điển cho biết, phế cầu khuẩn gây ra các loại bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa… Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất là tử vong. May mắn là hiện nay đã có biện pháp phòng bệnh hiệu quả và việc chủng ngừa sớm cho trẻ sẽ giúp giảm thiểu tác hại và di chứng nghiêm trọng.

GS.TS.BS Trần Minh Điển, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, phát biểu tại chuỗi Hội thảo.

GS.TS.BS Trần Minh Điển, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, phát biểu tại chuỗi Hội thảo.

Tiến sĩ Hóa sinh Mark Peter Gerard van der Linden - Trưởng Trung tâm Tham chiếu Quốc gia về Liên cầu khuẩn, Khoa Vi sinh Y học, Đại học RWTH Aachen (CHLB Đức), khẳng định: "Phế cầu khuẩn gây ra mối nguy hiểm sức khỏe đáng kể đối với trẻ nhũ nhi và trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn tuổi. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi, viêm tai giữa mà còn dẫn đến các bệnh xâm lấn nghiêm trọng như viêm màng não và nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết, có thể đe dọa đến tính mạng. Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn đang phát triển, nên chúng rất dễ bị tổn thương trước các bệnh nhiễm trùng. Điều quan trọng là chúng ta cần tiếp tục nâng cao hiểu biết và chủ động phòng ngừa phế cầu khuẩn để bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất".

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi Hội Nhi khoa TP.HCM, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ, hiện có hơn 100 chủng vi khuẩn phế cầu nhưng vai trò của các chủng đối với gánh nặng bệnh là không giống nhau. Ở trẻ, một số chủng có khả năng gây bệnh xâm lấn (viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết…) cao như 19A, 1, 12F… Các chủng 1, 5, 7F, 9V, 14, 19A… có khả năng gây viêm phổi cao hơn các chủng khác. Chủng 3, 5, 7F, 19A có liên quan tới viêm phổi hoại tử.

Việt Nam là một trong 15 quốc gia trên toàn thế giới chịu gánh nặng lớn về viêm phổi do phế cầu. Đáng nói, trẻ nhỏ và người lớn tuổi bị viêm phổi do phế cầu có tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Hiện Việt Nam đã có các loại vaccine phế cầu cộng hợp. Đây được xem là biện pháp phòng ngừa chủ động đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất hiện nay để ngăn ngừa rủi ro mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn