Phế cầu khuẩn
Trị viêm phổi do vi khuẩn bằng probiotics
Thiếu canxi và tình trạng viêm phổi ở trẻ
Nhận biết dấu hiệu viêm phổi ở trẻ
Bệnh viêm phổi: Trẻ không tha, già không thương
Phế cầu khuẩn gây ra viêm phổi như thế nào?
Tác nhân của bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chính là Streptococcus pneumoniae, có tới 23 trong số 83 tuýp kháng nguyên vỏ được biết là tác nhân gây ra gần 90% các nhiễm khuẩn do phế cầu tại Mỹ. Tại các nước đang phát triển thì trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao hơn, dễ dàng hơn nếu có kết hợp với dịch cúm.
Vi khuẩn phế cầu thường lưu trú tại vùng mũi họng không chỉ ở người bệnh mà ngay cả ở một số người khỏe mạnh. Các chuyên gia dịch tễ cho biết, khoảng 60% trẻ em và 30% người lớn khỏe mạnh có mang vi khuẩn này trong vùng mũi họng. Vi khuẩn có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường không khí khi hắt hơi, ho.
Trẻ bị viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra
Sau khi vi khuẩn phế cầu trùng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, nó có thể gây viêm phổi. Thống kê cho thấy, đây là căn nguyên gây viêm phổi cao nhất hiện nay, chiếm khoảng 30-50% các trường hợp viêm phổi.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nhất là những trẻ hay mắc phải viêm họng, viêm phế quản phổi, vừa trải qua tiêu chảy... thì rất dễ mắc bệnh và là một yếu tố khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Biểu hiện của viêm phổi do phế cầu khuẩn:
Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, khởi phát đột ngột với các dấu hiệu thường gặp là sốt, ho ra đờm màu gỉ sắt, đau ngực, rét run, đau màng phổi, khó thở. Ở trẻ em, biểu hiện đầu tiên thường là nôn và co giật. Nhìn chung các biểu hiện ở phế quản nhiều hơn ở thùy và phân thùy phổi.
Chẩn đoán sớm nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng cho điều trị, các kết quả chẩn đoán sinh vật học có thể không chính xác vì sự có mặt của các loại vi khuẩn gram dương cùng với bạch cầu đa nhân thoái hoá trên tiêu bản, do vậy nên xác định chính xác bằng phân lập phế cầu khuẩn trực tiếp từ máu và chất tiết trong đường hô hấp lấy từ vết mở khí quản.
Viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra nguy hiểm như thế nào?
Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tử vong ở trẻ em và người già, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống thấp. Trước đây khi chưa có kháng sinh, tỷ lệ tử vong/mắc tại các bệnh viện là 20- 40%, tỷ lệ này giảm còn 5-10% sau khi kháng sinh được sử dụng rộng rãi. Nhưng đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng hoặc mắc các bệnh bẩm sinh khác như tim mạch, bị tiêu chảy cấp thì tỷ lệ vẫn ở khoảng 30%, thậm chí là trên 50%. Những bệnh nhân nghiện rượu và mắc các bệnh mạn tính khác thì cũng có tỷ lệ tương tự.
Biên pháp phòng ngừa:
- Để đề phòng nhiễm khuẩn hô hấp trong mùa lạnh, trẻ em cần được giữ ấm cơ thể, nhưng phải lưu ý để ý mồ hôi thường xuyên cho con.
- Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm và phải điều trị kháng sinh ngay cho trẻ nếu nghi mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, nhất là dấu hiệu nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực.
- Để tránh phát triển thành dịch thì không nên tập trung đông người tại nơi có nhiều người mắc bệnh, trẻ em có thể bị lây nhiễm chéo tại bệnh viện nếu cùng phòng điều trị có trẻ mắc căn bệnh này, cho nên những trường hợp nhẹ thì nên điều trị ngoại trú.
- Nên có một môi trường sống trong lành cho trẻ, không nên cho trẻ đến những nơi đông người, cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng… để nâng cao sức đề kháng.
- Tiêm ngừa vaccine phế cầu khuẩn là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
+ Loại 10 chủng (PCV10 – Synflorix): Ngoài công dụng chính còn có công dụng phụ là ngừa viêm phổi, viêm tai giữa. Tiêm cho trẻ em 2 tháng – 5 tuổi (2-4 mũi tuỳ tuổi).
+ Loại 23 chủng (PPSV23 – Pneumo23): Không có công dụng phụ như trên, nhưng ngừa thêm được 13 chủng nữa, và rất hữu ích cho trẻ 2 tuổi – 5 tuổi (và trẻ hơn 5 tuổi có bệnh mạn tính, người lớn tuổi).
Nên tiêm cả hai loại vaccine để phòng bệnh hiệu quả nhất. Trong mọi trường hợp, mũi PPSV23 nên chích sau mũi PCV10 cuối cùng 6 tháng.
Bình luận của bạn