Đo gene để phát hiện ung thư sớm 13 năm

Telomere co ngắn lại nhanh chóng ở những người phát triển ung thư sau này. Ảnh: Telegraph

Bé K'Rể "tí hon" vì thiếu hormone tăng trưởng và rối loạn nhiễm sắc thể

Phát hiện gây sốc về nhiễm sắc thể Y

Phụ nữ có tiền sử cho con bú ít tái phát ung thư vú

6 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư, đột quỵ

Theo các nhà khoa học ĐH Harvard và Northwestern (Mỹ), những thay đổi nhỏ nhưng quan trọng bắt đầu xảy ra ngay trong gene hơn 10 năm trước khi ung thư được chẩn đoán. Trong nghiên cứu đăng trên Ebiomedicine, họ phát hiện đoạn cuối nhiễm sắc thể telomere bị bào mòn nhiều hơn ở người sẽ phát triển ung thư sau này.

Telomere co ngắn với tốc độ nhanh hơn bình thường cho tới khi đột ngột dừng lại 4 năm trước khi ung thư được chẩn đoán. Kết quả này đúng với tất cả người mắc ung thư sau 13 năm. “Tìm hiểu đặc điểm phát triển của telomere có thể thành một chỉ báo sinh học giúp phát hiện ung thư”, tiến sỹ Lifang Hou - Giáo sư Khoa dự phòng ĐH Northwestern, người đứng đầu nghiên cứu, nhận định.

Ban đầu, các nhà khoa học nhận thấy tốc độ lão hóa của telomere diễn ra mạnh, đặc trưng ở sự mất đi chiều dài nhanh chóng. Quá trình này đột ngột dừng lại 3 - 4 năm trước khi ung thư được chẩn đoán.

Các nhà khoa học đã đo chiều dài telomere trong suốt nghiên cứu kéo dài 13 năm. Gần 800 tình nguyện viên tham gia, trong đó 135 người nhận chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến, da, phổi và bạch cầu.

Tiến sỹ Lifang Hou phân tích, mối quan hệ chặt chẽ giữa chiều dài telomere với các kết quả chẩn đoán về sau có thể giúp quy trình này trở thành phương pháp dự báo nhiều loại ung thư. Kiểm tra mới được kỳ vọng sẽ giúp con người nhận biết sớm nguy cơ để kịp thời thay đổi lối sống và tự giảm thiểu rủi ro cho chính mình.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn