Phụ nữ có tiền sử cho con bú ít tái phát ung thư vú
Làm thế nào để phòng bệnh ung thư vú?
Ức chế tế bào ung thư vú bằng thực phẩm
Mãn kinh: Liệu pháp hormone thay thế làm tăng nguy cơ ung thư vú
Mãn kinh: Liệu pháp hormone thay thế làm tăng nguy cơ ung thư vú
Cụ thể, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Permanente Division Kaiser (Oakland) đã phát hiện, phụ nữ có tiền sử cho con bú giúp gia tăng kết quả được chẩn đoán mắc ung thư vú do khối u “Luminal A”.
Khối u "Luminal A" là dạng khối u phổ biến nhất được chẩn đoán trong ung thư vú. Điều trị khối u này thường có kết quả tốt hơn so với các phân nhóm khối u khác do nó ít có khả năng di căn và có thể được điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố, chẳng hạn như tamoxifen hoặc chất ức chế aromatase.
Họ nhận thấy, phụ nữ có lịch sử cho con bú giúp giảm 30% nguy cơ tái phát ung thư vú và 28% tỷ lệ tử vong do căn bệnh này. Kết quả này chính xác nhất nếu những phụ nữ có tiền sử cho con bú bằng sữa mẹ bằng hoặc hơn 6 tháng.
TS. Marilyn L. Kwan – tác giả nghiên cứu, thuộc Đại học Permanente Division Kaiser (Oakland) cho biết, phụ nữ cho con bú sẽ có nhiều khả năng để có được khối u “luminal A”, đồng thời thiết lập một môi trường phân tử tích cực làm cho các khối u đáp ứng tích cực hơn với liệu pháp kháng estrogen.
Trong khi đó, J. Bette Caan – đồng tác giả nghiên cứu đưa ra giả thiết: "Cho con bú có thể làm tăng sự trưởng thành của tế bào ống động mạch ở vú, khiến chúng ít nhạy cảm với chất gây ung thư hoặc tạo điều kiện cho sự bài tiết chất gây ung thư, giúp các khối u phát triển chậm hơn".
Ngoài ra, họ cũng cho biết, không có kết quả cải thiện đáng kể ở phụ nữ có tiền sử cho con bú với các phân nhóm u khác (ngoài Luminal A) gây ra ung thư vú.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí National Cancer Institute.
Bình luận của bạn